Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) theo CV 5512 (Tiết 2)

Admin
Admin 24 Tháng mười một, 2021

Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) (Tiết 2) được trình bày khoa học, phù hợp với các em học sinh nhằm giúp các em biết được nguyên nhân và hậu quả của các cuộc chiên tranh đối với sự phát triển đát nước từ thế kì XVI đến thế kỉ XVIII. Mời quý thầy cô tham khảo để soạn cho mình một giáo án giảng dạy tốt hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Biết được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh- Nguyễn

2. Thái độ.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân.

- Hiểu được rằng nhà nước thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.

3. Kĩ năng:

- Đánh giá đúng nguyên nhân sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê.

- Xác định các vị trí địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

5. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Bản đồ Việt Nam

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu về cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã dẫn đến hậu quả gì?

- Dự kiến sản phẩm: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Nguyên nhân sâu sa của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh là sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, cụ thể là triều đình nhà Lê từ đầu TK XV. Vậy các cuộc chiến tranh đó đã để lại hậu quả gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Chiến tranh Nam - Bắc triều

- Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – bắc triều

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam -bắc triều

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

?Sự suy yếu của triều đình nhà Lê được biểu hiện như thế nào?

- Tranh chấp phe phái

?Trước tình hình đó Mạc Đăng Dung đã làm gì?

- Lập ra Nam triều.

* Trực quan bản đồ Việt nam +GV chỉ vị trí trên bản đồ.

?Qua đó em nào có thể nói lại nguyên nhân hình thành Ban-Bắc triều?

?Sau khi thành lập 2 tập đoàn pk này đã làm gì?

Gv trình bày sơ lược diễn biến.

?Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều?

Hs đọc SGK

Gv phân tích thêm về hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều để lại.

?Với hậu quả đó e có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

 

 

 

 

 

*Nguyên nhân:

-Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối lập thâu tóm mọi quyền hành

 

- Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc gọi là Bắc Triều

* Diễn biến

 

- 1533 Nguyễn Kim dấy quân về Thanh hóa -> Nam triều

- Hai tập đoàn phong kiến đánh nhau hơn liên miên hơn 50 năm, chiến trường là vùng Thanh -Nghệ ra Bắc

-1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng

Hậu quả: Nhân đói khổ, đất nước chia cắt.

 

Hoạt động 2: 2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

Trình bày nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

Bước 2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

?Sau khi chiến tranh kết thúc với phần thắng thuộc về Nam triều (Nguyễn Kim), tình hình nước ta có gì thay đổi?

Gv trình bày: Trịnh Kiểm giết Nguyễn Kim và con cả của ông là Nguyễn Uông -> Nắm quyền

?Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng đã làm gì? Vì sao?

- Con thứ của Nguyễn Kim

- lo sợ bị giết

Trực quan bản đồ hành chính Việt Nam

-> Với mâu thuẫn đó thì giữa họ Trịnh và họ Nguyễn đã bùng nổ chiến tranh.

?Hậu quả của chiến tranh?

Hs đọc SGk phần in nghiêng

?Tính chất của cuộc chiến tranh?

- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

?Em có nhận xét gì về tình hình chính trị - xã hội nước ta ở TK XVI - XVII?

Tình trạng chia cắt kéo dài, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

- Đàng Ngoài do vua Lê chúa Trịnh nắm giữ - Đàng Trong do họ Nguyễn cai quản.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

 

 

 

 

 

 

*Nguyên nhân

- 1545, Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

- Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa - Quảng Nam -> Hình thành thế lực họ Nguyễn.

 

*Diễn biến:

- Đầu thế kỉ XVII , Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ

 

- Chiến tranh diễn ra (1627-1672) đã 7 lần đánh nhau, chiến trường chính là Quảng Bình – Hà Tĩnh

- Cuối cùng lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước.

 

- Hậu quả: Chia cắt đất nước thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Năm 1527 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?

  1. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc.
  2. Chính quyền Đàng Ngoài được thành lập.
  3. Chính quyền Đàng Trong được thành lập.
  4. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc.

Câu 2: "Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy"

Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ TK XVII - XVIII?

  1. Là ranh giới chia cắt đất nước.
  2. Là dãy núi cao nhất Thanh Hà.
  3. Là vùng đất quan trọng của Đàng Trong.
  4. Là nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.

Câu 3: Chiến trường chính chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra ở đâu?

  1. Từ Thanh Hóa ra Bắc.
  2. Từ Nghệ An ra Bắc.
  3. Từ Thuận Hóa ra Bắc.
  4. Từ Quảng Bình ra Bắc.

Câu 4: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã để lại cho nhân dân hậu quả gì?

  1. Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt làm hai.
  2. Tình hình xã hội không ổn định.
  3. Cuộc sống nhân dân có nhiều cải thiện.
  4. Kinh tế 2 miền bị tàn phá nặng nề.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn. Hậu quả của các cuộc chiến tranh này đã để lại cho nhân dân.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

  • Tìm hiểu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh.
  • Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.

2. Thái độ:

  • Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.

3. Kỹ năng:

  • Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ treo tường.
  • Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, lược đồ máy chiếu liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1…………………………………………; 7A2……………………………………….....

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

  • Nhận xét về triều đình nhà Lê sơ đầu thế kỷ XVI?
  • Nguyên nhân, diễn biến của phong trào nông dân ở đầu thế kỷ XVI? Ý nghĩa?

3. Giới thiệu bài: (1/)

Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỷ XVI chỉ là bước mở đầu cho sự chia cắt lâu dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.

4. Bài mới: (34/)

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH – NGUYỄN

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến tranh Nam – Bắc triều. (15/)

? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã thể hiện như thế nào?

HS: Triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau.

? Vì sao lại có sự hình thành Nam triều và Bắc triều?

HS: Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê. Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái → tiêu diệt các thế lực và trở thành tể tướng → Năm 1527 cướp ngôi lập ra nhà Mạc (Bắc triều)

? Vì sao hình thành Nam triều?

HS: Do Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua => Nam triều.

GV: sử dụng bản đồ chỉ cho học sinh nắm vị trí của Bắc triều và Nam triều.

? Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh phong kiến Nam –Bắc triều?

? Vậy cuộc chiến tranh Nam –Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?

HS: Gây tổn thất lớn về sức người và sức của –Năm 1570 rất nhiều người bị bắt lính bắt phu - Năm 1572 ở Nghệ An mùa màng bị tàn phá, hoang hóa bệnh dịch …

? Qua diễn biến em hãy cho biết tính chất của cuộc chiến tranh?

GV nhấn mạnh: Tập đoàn phong kiến tranh chấp nhân dân chịu khổ cực → cuộc chiến tranh phi nghĩa.

GV: đọc bài ca dao sgk.

? Em hãy cho biết kết quả của cuộc chiến tranh?

GV: chiến tranh chấm dứt nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Sau khi chấm dứt chiến tranh Nam triều có giữ vững nền độc lập hay không chúng ta tìm hiểu phần 2

Hoạt động 2: Tìm hiểu Chiến tranh Trịnh –Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. (19/)

? Sau chiến tranh Nam –Bắc triều tình hình nước ta có gí thay đổi?

GV: dùng bản đồ Việt Nam chỉ vị trí đàng trong- đàng ngoài.

? Đàng trong, đàng ngoài do ai cai quản?

HS: Đàng ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh, biến vua Lê thành bù nhìn

Đàng trong: chúa Nguyễn cai quản.

GV: hướng dẫn học sinh quan sát hình 48 và giảng phủ chúa Trịnh rất rộng rãi có tường bao bọc xung quanh. Bên trong và bên ngoài có nhiều nhà nhỏ, thấp để cho quân lính ở, những cung điện bên trong xây cao hai tầng có nhiều cửa thoáng đãng các cửa đều đồ sộ nguy nga tất cả đều bằng kim loại

GV: chỉ trên bản đồ Việt Nam trong gần nửa thế kỷ họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần Quảng Bình và Nghệ An trở thành chiến trường ác liệt cuối cùng hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến.

? Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

HS: Một dải đất từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt. Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi ở nơi khác.

GV phân tích 2 câu thơ:

“Khôn ngoan qua được Thanh Hà

Dẫu rằng có cánh khó qua lũy thầy“

Sự chia cắt đàng trong –đàng ngoài kéo dài tới 200 năm gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực đất nước.

? Em hãy rút ra tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

HS: Phi nghĩa giành giật quyền lực và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia hai miền đất nước.

? Nhận xét về tình hình chính trị – xã hội nước ta thế kỷ XVI –XVIII?

HS: Không ổn định do chính quyền luôn luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực

1. Sự hình thành Nam-Bắc triều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Nguyên nhân

Nhà Lê ngày càng suy yếu ® Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

b. Hậu quả

- Mùa màng bị tàn phá, dân đói khổ.

 

- Chế độ binh dịch nặng nề ® Gia đình li tán.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chiến tranh Trịnh –Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài

 

- Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền.

 

- Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam lập nhà Nguyễn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năm 1627 – 1672 đánh nhau 7 lần → Lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước.

- Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII.

- Hậu quả: Chia cắt đất nước, gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

5.Củng cố: (3/) Câu hỏi thảo luận:

- Em có nhận xét gì về tình hình chính trị – xã hội ở nước ta TK XVI – XVIII.

Gợi ý: Không ổn định, do chính quyền luôn thay đổi – Chiến tranh xảy ra, đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ.

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)

  • Học bài theo các câu hỏi Sgk.
  • Chuẩn bị bài tiếp theo: Phần I, bài 23.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII) theo CV 5512 (Tiết 2) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm