Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) theo CV 5512
Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) được trình bày ngắn gọn giúp các em học sinh biết được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê sơ, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. Đồng thời, học sinh còn biết so sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ. Chúng tôi hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp cho việc soạn giảng của quý thầy cô.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án Lịch sử 7 bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) (Tiết 3)
Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) (Tiết 2)
Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức. So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc.
3. Kỹ năng: Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử (Lê sơ).
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Thuật lại chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang? Nêu ý nghĩa lịch sử?
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
2. Tiến trình dạy - học: (30p)
Giới thiệu bài mới: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ). Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế.
Hoạt động dạy – học |
Kiến thức cần đạt |
Mục 1: GV gọi HS đọc mục 1 SGK. Giảng: Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. GV: Đứng đầu nhà nước là ai? Vua. GV: Giúp việc cho vua có những bộ và cơ quan nào? Các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, giúp việc 6 bộ có 6 tự, 6 khoa giám sát. Các cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần)… GV: Bộ máy chính quyền địa phương được chia như thế nào? Thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên. GV: Kể tên các ti và cho biết công việc mà mỗi ti phụ trách? Đô ti phụ trách quân sự, an ninh. Hiến ti phụ trách việc thanh tra quan lại, xử án, pháp luật. Thừa ti phụ trách việc hành chính, hộ tịch, thuế khóa. GV: Dưới đạo thừa tuyên là gì? Phủ, huyện (châu), xã. Thảo luận: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê với thời Trần, nhiều người cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ tập quyền hơn (Tập quyền là sự thống nhất tập trung quyền hành vào triều đình trung ương), điều này được thể hiện như thế nào trong tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ? Vua nắm mọi quyền hành, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội -> Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố. Mục 2: GV gọi HS đọc mục 2 SGK. GV: Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào? Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân, khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. GV: Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc đó, chế độ “ngụ binh ư nông” là tối ưu? Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm, nên phải vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng. GV: Quân đội nhà Lê gồm những bộ phận nào? Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở địa phương, bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. GV: Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào? Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn. GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK. GV: Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên? Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước. Thực hiện chính sách vừa cương, vừa nhu với kẻ thù. Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước. Mục 3: GV gọi HS đọc mục 3 SGK. Giảng: Dưới thời các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, pháp luật được chú ý xây dựng. GV: Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp? (Liên hệ thời Lý-Trần)-> Giữ gìn kỉ cương, trật tự xã hội. Ràng buộc nhân dân với chế độ phong kiến để triều đình quản lí chặt chẽ hơn. Giảng: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật “Quốc triều hình luật” (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật lớn nhất, có giá trị nhất của thời phong kiến nước ta. GV: Nội dung chính của bộ luật là gì? Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc. Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt, bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. GV: Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng. |
1. Tổ chức bộ máy chính quyền: Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.
2. Tổ chức quân đội: - Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương.
3. Luật pháp:
- Lê Thánh Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
- Nội dung: + Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc. + Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị. + Khuyến khích phát triển kinh tế. + Bảo vệ người phụ nữ. |
Giáo án Lịch sử 7
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức:
- Những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật thời Lê Sơ.
- Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên, pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm bảo vệ quyền lợi cho dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển. Chế độ giáo dục, khoa cử thời Lê rất được coi trọng .
2/ Tư tưởng
- Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kỳ phát triển rực rỡ, hùng mạnh.
- Giáo dục ý thức, trách nhiệm của học sinh trong học tập và tu dưỡng.
3/ Kỹ năng
- Rèn kỹ năng so sánh, đối chiếu rút ra nhận xét, kết luận.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Tranh ảnh về nhân vật và di tích lịch sử thời này .
2/ Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Kiểm tra 15’
* Đề: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
* Đáp án:
- Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ có lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập của nghĩa quân
- Toàn dân đoàn kết, ủng hộ cuộc kháng chiến
- Bộ chỉ huy tài giỏi
- Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
- Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ thống trị của nhà Minh
- Đem lại độc lập, tự do cho đất nước, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo”
- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước
2/ Giới thiệu bài: Sau khi đánh tan quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và bắt tay vào xây dựng chính quyền mới. Thời Lê Sơ nước Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh → Vào bài mới.
3/ Bài mới
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
1/ Tổ chức bộ máy chính quyền
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. HS Hoạt động nhóm (5’): Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào? So sánh với thời Trần? HS: Các nhóm báo các kết quả → Nhận xét đánh giá. GV: (Giáo dục tích hợp môi trường) GV khẳng định: - Vua nắm mọi quyền và có quyền hành tuyệt đối như bỏ một số chức quan cao cấp nhất - Giúp việc cho vua có 6 bộ và các cơ quan chuyên trách HS: Quan sát lược đồ H44 → Các đơn vị hành chính được tổ chức như thế nào? GV: Chính quyền địa phương được tổ chức chặt chẽ do 3 Ti quản lí các mặt.
? Nhận xét về bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? |
- Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế và khôi phục quốc hiệu Đại Việt - tổ chức bộ máy chính quyền (Lê Thánh Tông)
→ Bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh |
2/ Tổ chức quân đội
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức quân đội thời Lê sơ. ? Nhắc lại cách tổ chức quân đội thời Trần? ? Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào? ? Tại sao nhà Lê Sơ vẫn xem chính sách “Ngụ binh ư nông” vẫn là tối ưu? HS: (Đất nước ta luôn có giặc ngoại xâm dòm ngó) HS thảo luận nhóm 3 phút: So sánh sự giống và khác nhau giữa quân đội thời Trần và Lê Sơ? Giống: “Ngụ binh ư nông” có 2 bộ phận chính Khác: thời Lê Sơ việc luyện tập quân lính chiến trận và chuẩn bị vũ khí, binh chủng chu đáo hơn |
- Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. - Có 2 bộ phận: Quân triều đình và Quân địa phương
- Gồm 4 binh chủng: Kỵ binh, bộ binh tượng binh, tượng binh được trang bị dao, kiếm, hỏa đồng, hỏa pháo. - Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. |
3/ Pháp luật
Hoạt động 3: Tìm hiểu về pháp luật thời Lê sơ. ? Luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua nào? ? Nhà Lý, nhà Trần ban hành những bộ luật nào? ? Nội dung của luật hồng Đức? - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ. - Bảo vệ chủ quyền, giữ gìn truyền thống dân tộc. - Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. ? Mặt tích cực, hạn chế của luật Hồng Đức? GV: Liên hệ ý thức thực hiện pháp luật. |
+ Năm 1483 vua Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) + Nội dung: - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ. - Bảo vệ chủ quyền, giữ gìn truyền thống dân tộc. - Bảo vệ quyền lợi phụ nữ. → Luật Hồng đức là bộ luật lớn nhất trong thời kỳ phong kiến nước ta. |
4/ Củng cố:
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Chuẩn bị phần II: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế và các giai cấp trong xã hội.
- Học bài kết hợp vở ghi và sgk.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới