Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) theo CV 5512 (Tiết 1)

Admin
Admin 23 Tháng mười một, 2021

Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) (Tiết 1) được trình bày logic giúp các em học sinh biết được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước. Tìm Đáp Án rất mong bộ sưu tập này sẽ hữu ích cho việc soạn giảng của quý thầy cô giáo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Lịch sử 7 theo CV 5512

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

- Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

- Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.

- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học

- Năng lực chuyên biệt: Lí giải, phân tích được việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà lí. Đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ

5. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

6. Phương tiện

- Máy chiếu.

- Máy vi tính.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- Nhà Lý được thành lập như thế nào?

- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương?

- Nhà Lý đã làm gì để củng cố đất nước?

3. Bài mới (3 phút)

3.1. Hoạt động khởi động

Mục tiêu giúp học sinh hiểu được âm xâm lược nước ta của nhà Tống

Phương thức Gv trình chiếu hình ảnh Lí Thường Kiệt, qua đó Gv nêu vấn đề cho Hs trả lời các câu hỏi:

Qua hình ảnh trên em biết đó là ai,? em biết gì về Lí Thường Kiệt?

Thời gian 3 phút

Dự kiến sản phẩm; HS quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận và trả lời

Hình ảnh của Lý Thường Kiệt gợi cho các em biết về vai trò chỉ huy của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. Tuy nhiên, các em chưa thể hiểu cụ thể tài năng phi thường, cách đánh giặc độc đáo của ông. Thầy và Trò chúng ta đi vào tìm hiểu bài

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

? Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

HS: Giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.

 

? Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã làm gì?

HS: Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

 

? Chúng xúi giục Cham Pa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?

HS:...

? Đứng trước âm mưu xâm lược, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?

HS: Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

? Cho biết 1 vài nét về Lý Thường Kiệt?

HS:...

 

- Giảng: Lý Thường Kiệt cùng quân sĩ ngày đêm luyện tập, mộ thêm binh lính, quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, 1 đại thần có uy tín cùng làm việc nước; vua Lý Thánh Tông và thái uý Lý Thường Kiệt chỉ huy 5 vạn quân đánh Cham Pa, vua Cham Pa bị bắt làm tù binh buộc Cham Pa cắt 3 châu (Thuộc vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) chuộc vua.

 

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

 

- Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

 

 

Hoạt động 2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.

Mục tiêu: Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chuẩn bị kháng chiến ra sao

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: máy chiếu

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trước tình hình như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đánh giặc như thế nào?

? Việc chủ động tấn công có ý nghĩa như thế nào?

? Tại sao nói đây là cuộc tấn công tự vệ mà không phải là xâm lược?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Giảng: “ngồi yên đợi giặc… chặn thế mạnh của giặc”.

? Câu nói trên thể hiện điều gì?

HS: Thể hiện chủ trương táo bạo, giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.

 

- Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công tự vệ chứ không phải xâm lược.

10/5/1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:

+ Quân bộ do các tù trưởng Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh vào châu Ung.

+ Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo vùng ven biển Quảng Ninh đổ bộ vào châu Khâm và châu Liêm.

Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến quân tự vệ của mình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

a. Hoàn cảnh.

- Nhà Tống ráo riết xâm lược Đại Việt.

b. Diễn biến.

 

- 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống.

 

 

c. Kết quả: Sau 42 ngày, đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.

 

 

d. Ý nghĩa:

Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về………

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt

  1. vì Lê Long Đỉnh chạy sang cầu cứu nhà Tống
  2. vì nội bộ triều Lí mâu thuẫn
  3. để giải quyết khủng hoảng trong nước
  4. do ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập

Câu 2: Lí Thường Kiệt quyết định đánh vào Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm vì đây là

  1. căn cứ xuất phát của Quân Tống
  2. những địa điểm tập kết của quân Tống
  3. nơi tích trữ lương thực và khí giới của quân Tống
  4. kinh đô của nhà Tống

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Vì sao nói cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống là cuộc tiến công để phòng vệ?

Hướng dẫn về nhà

- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.

- Chuẩn bị mục II của bài 11

- Thời gian: 2 phút.

Giáo án Lịch sử 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

  • Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
  • Cuộc tấn công tập kích sang đất Tống (giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động tự vệ chính đáng.

2. Thái độ:

  • Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ xâm lược.

3. Kỹ năng:

  • Rèn kỹ năng vẽ và sử dụng lược đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

  • Giáo án.
  • Một số tư liệu có liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

  • Học bài và chuẩn bị bài theo hướng dẫn theo hướng dẫn tiết học trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: (1/)

7A1………………………………………………; 7A2………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (5/)

Trình bày nét nổi bật về xã hội, văn hóa thời Lý? Trong nông nghiệp nhà Lý có những chính sách nào khích lệ phát triển nông nghiệp?

3. Giới thiệu bài mới: (1/)

Như chúng ta đã biết, sau khi nhà Lý được thành lập, đã thi hành nhiều biện pháp để phát triển đất nước, thống nhất quốc gia, tạo cho nhân dân cuộc sống yên vui. Tuy nhiên, thời kỳ đó không kéo dài được lâu bởi vì ở bên ngoài, nhà Tống đang có âm mưu xâm lược nước ta. Vậy, âm mưu đó như thế nào, ta đối phó ra sao? → bài hôm nay.

4. Bài mới: (33/)

I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, âm mưu nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. (15/)

? Thế kỷ XI nhà Tống gặp khó khăn gì?

? Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

HS: Dựa vào sgk trả lời.

GV: Giải quyết khó khăn về đối nội, đối ngoại. Chiếm được nước ta nhà Tống sẽ biến nước ta thành quận huyện thuộc Trung Quốc và bóc lột nhân dân ta để vơ vét của cải. Nếu thắng Đại Việt thì thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu, Hạ phải kiêng nể.

? Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã có sự chuẩn bị như thế nào?

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

 

- Mục đích: dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng trong nước Tống.

 

 

- Âm mưu đối với Đại Việt:

+ Xúi giục Cham-pa đánh từ phía Nam.

+ Ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng miền núi phía Bắc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ. (18/)

? Trước âm mưu xâm lược của kẻ thù nhà lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?

? Em biết gì về Lý Thường Kiệt → Nhận xét về tài chỉ huy quân sự của ông?

GV: năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết, Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi. Nhà Tống xem đó là cơ hội thuận lợi → gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị.

? Trước tình thế xâm lược cận kề, Lý Thường Kiệt đã làm gì?

HS: Thực hiện chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” → Gấp rút chuẩn bị tấn công những nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Cụ thể là Ung Châu và Khâm Châu.

GV: dùng bản đồ chỉ địa điểm của hai nơi trên.

GV: phân tích chủ trương táo bạo của nhà Lý trước tình thế quân xâm lược đang đến gần.

? Mục tiêu tấn công của nhà Lý ?

GV: tường thuật cuộc tấn công của nhà Lý (trên đường tấn công nhà Lý đã yết bảng nói rõ mục tiêu tự vệ)

? Vì sao ta tấn công Châu Ung và Khâm Châu ?

? Việc chủ động tấn công của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

? Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ?

HS: (Ta chỉ tấn công căn cứ quân sự, kho lương những nơi nhà Tống chuẩn bị cho chiến tranh)

2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ

a. Chuẩn bị:

- Cử Lý Thường Kiệt làm chỉ huy

- Quân đội luyện tập ngày đêm

- Các tù trưởng đánh trả các cuộc quấy phá dụ dỗ của nhà Tống.

- Ở phía Nam: Đánh bại ý đồ tấn công phối hợp của nhà Tống Với Chăm Pa

 

 

 

 

 

b. Tấn công để tự vệ:

- 10/1075 hơn 10 vạn quân ta theo đường Thuỷ và bộ tấn công vào đất Tống:

→ Quân bộ: do Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy đánh vào Châu Ung (Quảng Tây)

→ Quân thuỷ: do Lý Thường kiệt chỉ huy đánh vào Châu Khâm Châu Liêm (Quảng Đông) sau đó bao vây Châu Ung

- Sau 42 ngày ta chiếm được Châu Ung → Nhà Lý rút về nước.

 

c. Ý nghĩa: Đánh đòn phủ đầu® quân Tống hoang mang bị động

5. Củng cố: (3/)

Sau khi học GV hỏi: Lý thường Kiệt đem quân đến đất Tống nhằm mục đích gì? → Đánh giá khả năng tiếp thu của HS.

6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2/)

  • Học bài kết hợp vở ghi và sgk
  • Chuẩn bị phần II – Tìm hiểu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý thường Kiệt? Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến?

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Lịch sử 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) theo CV 5512 (Tiết 1) được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm