Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 93

Admin
Admin 22 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 93: Dấu gạch ngang được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU

  • Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang.
  • Biết dùng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Khi nào cần viết văn bản đề nghị?

2.2. Văn bản đề nghị cần tình bày như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang.

Trong mỗi câu mục 1 SGK trang 129 dùng để làm gì?

a. Đánh dấu bộ phận giải thích.

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp.

c. Liệt kê.

d. Nối các bộ phận trong một liên danh (tên ghép)

Dấu gạch ngang có công dụng như thế nào?

Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

Trong ví dụ d mục 1 dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-Ren được dùng làm gì?

Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài: Va-Ren.

Ví dụ: Lu-I pa-xtơ

Nối các tiếng trong từ mượn Ấn- Âu

Ví dụ: In-tơ-nét, Ma-két-tinh, In-tơ-mi-lan.

Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?

Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang với dấu gạch nối phân biệt như thế nào?

Nêu công dụng của dấu gạch ngang?

Nêu công dụng của dấu gạch nối?

Đặt câu có dùng dấu gạch ngang?

I. Công dụng của dấu gạch ngang.

Dấu gạch ngang có những công dụng như sau:

_ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

_ Đặt ở đầu dòng để đánh đấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

_ Nối các từ trong một liên danh

II.Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

_ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng

Ví dụ: ra-đi-ô.

_ Dấu gạch nối ngắn hơn dấi gạch ngang.

III.Luyện tập

1/ công dụng của dấu gạch ngang

a. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

c. Đánh đấu lời nói trực tiếp

Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

d. Nối các từ trong một liên danh.

e. Nối các từ trong một liên danh

2/ Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng tronh tên riêng nước ngoài (Bec-lin, An-đát, Lo-ren)

3/ Câu có dùng dấu gạch ngang.

a. Bạn A _ học sinh giỏi của lớp _ vừa ngoan lại hiền.

b. Liên hoan thanh niên tiên tiến năm nay có đông đủ đại diện học sinh cả

ba miền Bắc_Trung _Nam


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm