Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 9
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 9: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu, quê hương, đất nước, con người.
2. Kĩ năng:
- Đọc -hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người cho HS.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Chứng minh, nêu vấn đề, thảo luận,…
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: bảng phụ, tài liệu tham khảo,...
Học sinh: bài soạn, bảng phụ,…
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- Thế nào là ca dao,dân ca?
- Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ngoài việc biết trân trọng, yêu quý những người thân trong gia đình; mỗi người chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Bởi đó là những tình cảm cao đẹp thể hiện lòng yêu nước. Tình cảm ấy được biểu hiện rất rõ trong những câu ca dao hôm nay.
b/ Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
Hoạt động 1: Đằng sau những câu hát đối đáp,bài ca dao trên còn mang nội dung kiến thức gì?
Hoạt động 2: Phân tích các bài ca dao. GV chia nhóm HS: Thảo luận câu 1 SGK trang 38. Em đồng ý với ý kiến nào câu 1 SGK?. - Ý kiến b và c là đúng. - Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần 2 là đối đáp của cô gái. Trong bài 1, chàng trai cô gái hỏi về những địa danh để làm gì? Tại sao họ lại chọn đặc điểm về địa danh? Đại từ “ai”chỉ ai? và những tình cảm chứa trong lời mời, lời nhắn nhủ? Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của bài 4? Hai dòng cuối là hình ảnh của ai?Hình ảnh đó được so sánh với hình ảnh gì? Thông qua cách so sánh, cô gái hiện lên với dáng vẻ ra sao? Nêu nhận xét của em về người và cảnh? Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Có nhiều cách hiểu về lời của bài ca. Có thể là lời của chàng trai, cũng có thể là lời của cô gái. Tuy nhiên theo cách hiểu là lời của chàng trai.
Hoạt động 3: Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật của các bài ca dao mà các em đã vừa học. |
I. Tìm hiểu chung. Tình yêu quê hương đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phẩn thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN. II. Đọc hiểu văn bản: Bài 1. Chàng trai cô gái hỏi về những đặc điểm địa danh: + Để thử tài nhau về kiến thức địa lí. + Thể hiện niềm tự hào về tình yêu quê hương đất nước. + Bày tỏ tình cảm với nhau. Chàng trai cô gái là những người tế nhị.
Bài 4 Hai dòng đầu được kéo dài ra,khác với những dòng thơ bình thường. Điệp từ, đảo từ và đối xứng tạo nên cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy mênh mông rộng lớn,đẹp và trù phú. Hai dòng cuối miêu tả hình ảnh cô gái. Cô gái được so sánh “như chẽn lúa đồng đồng” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. + Cô thôn nữ mảnh mai,nhiều duyên thầm và đầy sức sống trước cánh đồng lúa. Sự hài hòa giữa cảnh và người. Bài 4 là lời của chàng trai: chàng trai ca ngợi cánh đồng,ca ngợi vẻ đẹp của cô gái - cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái. III. Tổng kết: Nghệ thuật: - Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi,… thường gợi nhiều hơn tả. - Có giọng diệu tha thiết tự hào. - Cấu tứ đa dạng, độc đáo. - Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể… Ý nghĩa của các văn bản: Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. |