Giáo án Ngữ văn 7 bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận theo CV 5512

Admin
Admin 08 Tháng mười, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 64: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.

- Phương pháp lập luận.

- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.

2. Năng lực:

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Năng lực chuyên biệt:

- Lập dàn ý, viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.

- Sử dụng các phương pháp lập luận.

3. Phẩm chất: Chăm học, có ý thức trách nhiệm, tập viết bài nghị luận có bố cục rõ ràng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: hoạt động cặp đôi.

- Sản phẩm hoạt động: các nhóm tìm được bố cục của bài văn nghị luận.

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Tiến trình tổ chức hoạt động

1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra 1 văn bản nghị luận và yêu cầu hs xác định bố cục của văn bản đó?

GV nêu câu hỏi, HS trao đổi với bạn trong bàn cặp đôi để trả lời câu hỏi sau đó trình bày trước lớp

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->trao đổi với bạn cặp đôi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 cặp đôi lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

-GV nhận xét, cho điểm phần kiến thức liên quan đến bài học trước, dẫn dắt vào bài học mới…

-Bài mới: Không biết lập luận thì không làm được bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

HĐ1: tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

-Mục tiêu: HS nắm được mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

 

-Phương pháp: đọc, hoạt động nhóm, chung cả lớp

-phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập.

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá 

- Tiến trình tổ chức hoạt động

 

1. Chuyển giao nhiệm vụ

Gv chia lớp ra làm 4 nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận

-Hs đọc bài văn “Tinh thần yêu...”.

?Bài văn gồm mấy phần? ND của mỗi phần là gì?

?1 Phần MB gồm mấy câu, Nhiệm vụ của từng câu là gì?

?2 Phần TB có nhiệm vụ gì, Gồm mấy câu? Chia làm mấy đoạn?

3 Mỗi đoạn nêu gì?

Mối đoạn gồm mấy câu? Nhiệm vụ của từng câu trong đoạn?

?4 Phần KB gồm mấy câu? Nhiệm vụ của từng câu trong đoạn?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->thảo luận nhóm

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

Gv chốt: Bài văn gồm 16 câu. PT 1 cách tổng thể và chặt chẽ, ta thấy: Để xđ được n.v mọi người trên cơ sở hiểu sâu sắc và tự nguyện, tác giả đã dùng tới 16 câu: trong đó có 1 câu nêu vấn đề và 15 câu là n cách làm rõ vấn đề. Đó chính là bố cục và lập luận.

 

*các phương pháp lập luận

-Mục tiêu: HS nắm được các phương pháp lập luận

-phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập 

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá,đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá 

- Tiến trình tổ chức hoạt động

1. Chuyển giao nhiệm vụ

HĐ cặp đôi

?Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ?

?Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các phương pháp lập luận được sd trong bài văn?

?Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta thường sd các phương pháp lập luận nào?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->cặp đôi trao đổi

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 cặp lên trình bày sản phẩm, 2 cặp nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

-Gv chốt: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới LK trong VBNL, trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục.

-Hs đọc ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

-Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

-Phương pháp: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm phương thức thực hiện:

+HĐ cá nhân, hđ nhóm, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập .

-phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá 

- Tiến trình tổ chức hoạt động

 

1. Chuyển giao nhiệm vụ

Hs thảo luận nhóm

-Hs đọc b.văn ”Học cơ bản...”.

?Bài văn nêu tư tưởng gì ,

Tư tưởng ấy được thể hiện bằng n luận điểm nào?

? BV có bố cục mấy phần 

Hãy cho biết cách lập luận được sd ở trong bài?

?Câu mở đầu đối lập nhiều người và ít ai, là dùng phép lập luận gì? (suy luận tương phản).

?Câu chuyện Đờ vanh xi vẽ trứng đóng vai trò gì trong bài? (là d.c để lập luận)?

2. Thực hiện nhiệm vụ

-HS thảo luận, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân ->thảo luận nhóm

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

Cách thực hiện: giáo viên yêu cầu 2 đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm, 2 nhóm nhận xét, bổ sung.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

Bài văn “Học cơ bản...”

a-Bài văn nêu lên 1 tư tưởng: Muốn thành tài thì trong h.tập phải chú ý đến học cơ bản.

-Luận điểm: Học cơ bản mí có thể trở thành tài lớn. ->Luận điểm chính.

-Những câu mang luận điểm (luận điểm phụ):

+Ở  đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học thành tài.

+Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.

+Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b*Bố cục: 3 phần. -MB: đoạn 1.

-TB: đoạn 2.

-KB: đoạn 3.

*Cách lập luận được sd trong bài là: Câu chuyện vẽ trứng của Đờ vanh xi, tập trung vào vào câu: Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

Để lập luận CM cho l. điểm nêu ở nhan đề và phần MB, tác giả kể ra 1 câu chuyện, từ đó mà rút ra KL

I-Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

1-B.văn “Tinh thần yêu...”:gồm 3 phần.

a-MB (ĐVĐ): 3 câu.

-Câu 1: nêu v.đề tr.tiếp.

-Câu 2: khẳng định giá trị của vấn đề.

-Câu 3: so sánh mở rộng và xđ phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong các cuộc k.c chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.

b-TB (GQVĐ): CM truyền thống yêu nước AH trong LS DT ta (8 câu).

*Trong quá khứ: 3 câu.

-Câu 1: giới thiệu k.q và chuyển ý.

-Câu 2: liệt kê d.c, xđ tình cảm, thái độ.

-Câu 3: xđ tình cảm, thái độ và ghi nhớ công ơn.

*Trong cuộc k.c chống Pháp hiện tại: 5 câu.

-Câu 1: k.q và chuyển ý.

-Câu 2,3,4: liệt kê d.c theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối d.c bằng cặp qht: từ... đến.

-Câu 5: kết quả nhận định đánh giá.

c-KB (KTVĐ): 5 câu.

-Câu 1: So sánh, kết quả giá trị của tinh thần yêu nước.

-Câu 2, 3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.

-Câu 4, 5: xđ trách nhiệm và bổn phận của chúng ta.

 

 

=>Bố cục của bài văn nghị luận: sgk (31)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2-Các phương pháp lập luận trong bài văn:

-Hàng ngang 1, 2: lập luận theo quan hệ nhân quả.

-Hàng ngang 3: lập luận theo qh tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi d.c bằng các trường hợp cụ thể, cuối c là KL mỗi người đều có lòng yêu nước).

-Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của bài văn nghị luận).

-Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo thời gian (có lòng nồng nàn yêu nước-trong quá khứ-đến hiện tại-bổn phận của chúng ta).

=>Phương pháp lập luận: sgk (31).

*Ghi nhớ: sgk (31 ).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II-Luyện tập:

Bài văn “Học cơ bản...”

a-Bài văn nêu lên 1 tư tưởng: Muốn thành tài thì trong h.tập phải chú ý đến học cơ bản.

-Luận điểm: Học cơ bản mí có thể trở thành tài lớn. ->Luận điểm chính.

-Những câu mang luận điểm (luận điểm phụ):

+ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học thành tài.

+Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.

+Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.

b*Bố cục: 3 phần. -MB: đoạn 1.

-TB: đoạn 2.

-KB: đoạn 3.

*Cách lập luận được sd trong bài là: Câu chuyện vẽ trứng của Đờ vanh xi, tập trung vào vào câu: Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

Để lập luận CM cho l. điểm nêu ở nhan đề và phần MB, tác giả kể ra 1 câu chuyện, từ đó mà rút ra KL.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

- Phương pháp: hoạt động cá nhân,

Phương thức thực hiện:

+ HĐ cá nhân, hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: nội dung hs trình bày, phiếu học tập 

- Phương án đánh giá: hs tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, gv đánh giá 

- Tiến trình tổ chức hoạt động

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chuyển cho hs một văn bản nghị luận (có thể trong sách hoặc báo) yêu cầu chỉ ra bố cục và lập luận của văn bản đó.

2.Thực hiện nhiệm vụ

-HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau

Học sinh: làm việc cá nhân

-Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

3. Báo cáo kết quả: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt

- Phương pháp: hoạt động cá nhân.

-Phương thức thực hiện: về nhà sưu tầm. 

-Sản phẩm hoạt động:nội dung hs trình bày, phiếu học tập 

- Tiến trình tổ chức hoạt động

1. Chuyển giao nhiệm vụ

Em hãy sưu tầm văn bản nghị luận về vấn đề đoàn kết.

2. Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện

3. Báo cáo kết quả: HS báo cáo kết quả vào tiết học hôm sau 

4. Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

-GV nhận xét, đánh giá vào buổi học hôm sau

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

I/ MỤC TIÊU

  • Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận
  • Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Đàm thoại + diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

2.1 Thế nào là câu đặc biệt?

2.2 Câu đặc biệt có tác dụng gì?

3. Giới thiệu bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung lưu bảng

HS đọc bài “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và trả lời câu hỏi SGK trang 30

Bài văn có mấy phần?Mỗi phần có mấy đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào?

Bài văn gồm có 3 phần:

a. ĐVĐ: 3 câu

_ Câu 1: nêu vấn đề trực tiếp

_ Câu 2: khẳng định giá trị vấn đề

_ Câu 3: so sánh, mở rộng và xác định phạm vi của vấn đề trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

b. GQVĐ: chứng minh truyền thống yêu nước anh hùng của dân tộc.

* Trong quá khứ lịch sử (3 câu)

_ Câu 1: giới thiệu khái quát và chuyển ý

_ Câu 2: liệt kê dẫn chứng, xác định tình cảm, thái độ.

_ Câu 3: xác định tình cảm, thái độ ghi nhớ công lao

* Trong cuộc K/C chống Pháp hiện tại

_Câu 1: khái quát và chuyển ý.

_ Câu 2, 3, 4: liệt kê dẫn chứng

Theo các mặt khác nhau, kết nối bằng các cặp quan hệ từ: từ.. đến.

_ Câu 5: khái quát nhận định, đánh giá

c. KTVĐ:

_ Câu 1: so sánh khái quát giá trị tinh thần yêu nước.

_ Câu 2, 3: hai biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước.

_ Câu 4: xác định nhiệm vụ và bổn phận của chúng ta.

à Để có 15 câu tác giả đã sử dụng một câu nêu vấn đề và 13 câu làm rõ vấn đề.

* Đó chính là bố cục và lập luận.

Cho biết các phương pháp lập luận có trong bài?

Hàng ngang 1: quan hệ nhân quả

Hàng ngang 2: quan hệ nhân quả

Hàng ngang 3: tổng _ phân _ hợp

Hàng ngang 4: suy luận tương đồng

Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo tác giả.

Hàng dọc 2: suy luận tương đồng

Hàng dọc 3: quan hệ nhân quả so sánh suy lí

-> Mỗi quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành mạng lưới liên lết của văn bản nghị luận trong đó phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý giữa bố cục.

Bố cục gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần

Để xác định lập luận và nối kết các phần người viết cần sử dụng gì?

 

Đọc bài văn và trả lời câu hỏi SGK trang 32?

I.Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.

 

 

 

 

 

_ Bố cục của văn nghị luận có 3 phần:

+ Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).

+ Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).

+ Kết bài: nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.

_ Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận như quả, suy luận tương đồng.

 

 

 

 

 

 

II.Luyện tập.

 

Bài tập

a. Bài văn nêu tư tưởng: mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới trở nên tài giỏi, thành đạt.

Tư tưởng thể hiện ở những luận điểm

_ Ít người biết học cho thành tài (câu đầu mang luận điểm này)

_ Chỉ có chịu khó học tập những điều cơ bản mới có thể thành tài (câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh X)

b. Bố cục gồm 3 phần:

_ Mở bài: Câu dầu “ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”

_ Thân bài: Danh hoa -> Phục Hưng

+ Câu chuyện Đơ vanh _ Xi vẽ từng đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính.

+ Phép lập luận là suy luận nhân quả

_ Kết bài: Phần còn lại

+ Phép lập luận suy luận cụ thể - khái quát

+ Kết hợp suy luận nhân quả. Nhân là cách học, quả là thành công

-------------------------------------------

Trên đây TimDapAnđã tổng hợp các bài Giáo án Ngữ văn 7 bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận theo CV 5512. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà TimDapAnđã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2.

Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm