Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 26

Admin
Admin 19 Tháng tám, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 bài 26: Bạn đến chơi nhà được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 7 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I/ MỤC TIÊU:

  • Tình bạn đậm đà hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.
  • Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • Đàm thoại, diễn giảng
  • SGK + SGV + giáo án

III. Nội dung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp: 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

2.1 Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày?Thời điểm có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

2.2 Khi đi qua đèo Ngang tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan như thế nào?

3. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung lưu bảng

GV gọi HS đọc chú thích SGK trang 104 – 105.

Nguyễn Khuyến sinh mất năm nào?Quê quán?

GV gọi HS đọc bài thơ.

Bài thơ thuộc thể thơ gì?

Theo nội dung của câu thơ thứ nhất: tình bạn đậm đà thắm thiết lâu ngày mới gặp lại.

Đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào khi bạn đến chơi nhà?

Nhưng lúc bạn đến chơi nhà thì hoàn cảnh của tác giả ra sao?

Vây khi bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn bằng gì?

Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?

Giữa khách và Nguyễn Khuyến có tình bạn như thế nào?

I. Giới thiệu.

_ Nguyễn Khuyến (1835 – 1090) quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đỗ, nay thuộc xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.Ông là nhà thơ lớn của dân tộc.

_ Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

II. Đọc hiểu.

_ Đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn chu đáo khi bạn đến chơi nhà.

_ Nhưng hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến thật là oái oăm:

+ Nhà xa chợ lại không có trẻ sai bảo.

+ Vườn rộng nên không bắt được gà.

+ Cải thì chửa ra cây.

+ Cà thì còn mới nụ.

+ Mướp chỉ mới trổ hoa.

+ Bầu lại vừa rụng rốn.

+ Kể cả trầu tiếp khách cũng không có.

_ Tác giả cố tình đầy cái sự không có lên cao trào để nói lên cái luôn luôn sẵn có ấy là tấm lòng.

_ Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nói lên tình bạn thắm thiết, đậm đà và sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. Đây là câu thơ bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn mình.

àTình bạn thắm thiết đậm đà hiếm có.

III. Kết luận.

Bài thơ được lặp ý bằng cách cố tình dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ câu kết “bạn đến chơi đây ta với ta” nhưng trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chúa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm