Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Admin
Admin 29 Tháng hai, 2016

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp) với nội dung hấp dẫn giúp học sinh tìm được sự hứng thú trong mỗi tiết học, nắm chắc được quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

Giáo án bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giáo án Ngữ văn 7 bài Ý nghĩa văn chương

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học:

  • Nắm được các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
  • Thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

B. Chuẩn bị:

  • Đồ dùng: Bảng phụ.
  • Những điều cần lưu ý: V.đề chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động chỉ đặt ra với những câu có cốt lõi vị ngữ là ngoại ĐT, tức những ĐT đòi hỏi phải có phụ ngữ chỉ đ.tác giả. Trong TV từ 1 câu chủ động có thể chuyển đổi thành 1 hoặc 2 câu bị động tương ứng.

C. Tiến trình tổ chức dạy – học:

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra:

  • Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
  • Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm mục đích gì ?

III. Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức

- Hs đọc ví dụ.

- Hai câu a, b giống nhau ở nội dung hay hình thức? Vì sao? (Giống nhau về ND, vì cùng miêu tả 1 sự việc).

- Về hình thức 2 câu này giống nhau hay khác nhau? Khác ở chỗ nào? (Về hình thức 2 câu này khác nhau: câu a có dùng từ "được", câu b không dùng từ "được").

- Hai câu này là câu chủ động hay bị động? (Câu bị động).

- Câu c có cùng nội dung miêu tả với câu a và câu b không? (có).

- Câu c là câu chủ động hay câu bị động? (câu chủ đông).

- Em hãy chuyển câu chủ động (câu c) thành câu bị động?

- Gv: Như vậy là từ 1 câu chủ động, ta có thể chuyển đổi thành nhiều câu bị động khác nhau vầ hình thức nhưng vẫn giống nhau về ND.

- Theo em, có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Đó là những cách nào? Nêu qui tắc chuyển đổi của từng cách?

- Hs đọc ví dụ 2.

- Những câu em vừa đọc có phải là câu bị động không? Vì sao? Về hình thức nó giống câu bị động ở chỗ nào?

I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

* Ví dụ:

a. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm "hoá vàng".

b. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm "hoá vàng".

c. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm "hoá vàng".

d. Cánh màm điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được người ta hạ xuống từ hôm "hoá vàng".

* Ghi nhớ 1: sgk (64).

* Ví dụ:

a. Bạn em được giải nhất trong kì thi hs giỏi.

b. Tay em bị đau.

* Ghi nhớ 2: sgk (64).


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm