Ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn: Tóm tắt các tác phẩm văn xuôi

  • 1. Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
  • 2. Tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng
  • 3. Tóm tắt Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 (Cô-phi-annan)
  • 4. Tóm tắt Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
  • 5. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  • 6. Tóm tắt Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)
  • 7. Tóm tắt Vợ nhặt (Kim Lân)

Vợ chồng A phủ, Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Vợ nhặt,..... tất cả các tác phẩm văn xuôi lớp 12 sẽ được tóm tắt nội dung và tổng hợp trong tài liệu: Tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi lớp 12. Tài liệu giúp cho các bạn học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia dễ dàng trong việc nắm bắt kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc

2. Tóm tắt Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng

Phần 1: Đặt vấn đề cho bài viết. Tác giả nêu luận điển xuất phát: Phải có cái nhìn đúng về văn chương Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông. Cách nhìn đó là: "Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thấy càng sáng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy"

Phần 2: Giải quyết vấn đề: Tác giả nêu các luận điểm bổ sung để chứng minh cho luận điểm xuất phát: cách nhìn đúng đắn đó được cụ thể hoá qua cách đánh giá (của tác giả) về:

  • Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu (Chủ yếu là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
  • Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên – Tác phẩm phổ biến, đặc sắc của NĐC (cả nội dung và nghệ thụât).

Phần 3: Kết thúc vấn đề: (Luận điểm kết luận, cái đích của bài viết)

Đánh giá đúng vị trí của NĐC trong nền văn học dân tộc theo cách nhìn mới mẻ đã nêu ở phần đầu: "NĐC là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta. Đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, nêu cao đại vị và tác dụng của văn học, nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trân mặt trận văn hoá và tư tưởng".

3. Tóm tắt Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 (Cô-phi-annan)

1) Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó.

2) Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống HIV/AIDS:

  • Đã có một số dấu hiệu của chúng ta về nguồn lực, ngân sách, chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS.
  • Song hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành gây tử vong trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, cứ mỗi phút trôi qua có 10 người nhiễm HIV, và đại dịch này đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ, đang lan rông nhanh nhất ở chính khu vực mà trước nayhình như vẫn còn an toàn - đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ Châu Á, từ dãy núi Uran đến Thái Bình Dương.
  • Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và với tiến độ như hiện nay, chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào năm 2005.

3) Nhiệm vụ cấp bách, quan trong hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS

  • Phải nỗ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết.
  • Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động
  • Phải công khai lên tiếng về AIDS
  • Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người sống chung với HIV/AIDS.
  • Đừng một ai ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên cách bức tường rào ngăn cách "giữa chúng ta và họ".
  • Trong thế giới khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Có nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch AIDS đang đe doạ mọi người trên hành tinh này, không trừ một ai.

4) Kết thúc: Lời kêu gọi phòng chống HIV/AIDS:

  • Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS
  • Hãy cùng chúng tôi giật đổ thành luỹ của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh căn bệnh này.
  • Hãy sát cách cùng chúng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt nguồn từ chính các bạn

4. Tóm tắt Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông đà vừa hung bạo trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu «Mùa xuân dòn xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa». Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống. Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng và nấu ống cơm lam, bàn tán về cá Anh Vũ cá dầm xanh.

5. Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử xứ Huế Lúc ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có nhiều ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Có thể xem sông Hương như bản trường ca của rừng già

Lúc về đồng bằng, sông Hương thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông Hương chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm như tấm lùa uốn cong, cảnh đẹp như bức tranh có đường nét, hình khối «trôi đi giũa hai dãy đồi sừng sửng như thành quách», «cao đột ngột như VỌNG CẢNH, TAM THAI, LƯU BẢO». Sông hương có vẻ đẹp đa màu biến ảo: «sớm xanh,trưa vàng, chiều tím»

Lúc qua thành phố huế, sông Hương «trôi đi thực chậm», chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương «đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya». Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

6. Tóm tắt Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)

Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.

A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.

7. Tóm tắt Vợ nhặt (Kim Lân)

Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró bên ảnh vườn. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tráng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tráng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào…

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây Tìm Đáp Án vừa giới thiệu tới bạn đọc Tóm tắt một số tác phẩm văn xuôi lớp 12. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm