Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Ngoại thương do TimDapAnbiên soạn dựa trên cấu đề thi mới nhất sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Ngoại thương do Đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn bao gồm các phần kiến thức trọng tâm sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm đoạn văn được tổng hợp với 4 câu hỏi theo mức độ khác nhau giúp các em nhận
  • Phần Nghị luận xã hội là dàn ý bài văn nghị luận 200 chữ về tư tưởng đạo lí giúp các em có hướng làm dạng đề này một cách đầy đủ và chính xác nhất.
  • Phần Nghị luận văn học về bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu là một bài văn có khả năng cao xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia.

Ngoài ra, để thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt hơn mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng do TimDapAntổng hợp.

Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Ngoại thương

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?

II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hạnh phúc.

Câu 2 (5đ): Phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu.

2. Giải đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Ngoại thương

2.1. Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2 (0,75đ):

Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.

Câu 3 (0,75đ):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh.

Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn, giàu hình ảnh hơn.

Câu 4 (1đ):

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào không gian nhất định, không hòa nhập với thế giới bên ngoài, không khám phá được những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…

Ngoài ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp lí vẫn tính điểm.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc

1. Mở bài

Hạnh phúc là điều con người luôn hướng đến trong xã hội.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước.

b. Phân tích

  • Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm.
  • Cảm giác hạnh phúc sẽ tạo động lực để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn.
  • Cuộc sống có hạnh phúc là một cuộc sống tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về hạnh phúc.

Lưu ý: Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.

d. Phản biện

Trong xã hội, bên cạnh những người biết tận hưởng hạnh phúc vẫn còn những người sống trong cảnh bất hạnh; lại có những người không biết hài lòng vơi cuộc sống nên không có được hạnh phúc.

3. Kết bài

Hãy biết hài lòng với những gì mình đang có, tận hưởng hạnh phúc và vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 2 (5đ):

2.3. Dàn ý phân tích bức tranh tứ bình trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu

1. Mở bài

Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam được nhiều người biết đến. Ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tập thơ Việt Bắc. Việt Bắc không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người cán bộ với người dân nơi đây mà còn miêu tả bức tranh thiên nhiên tứ bình vô cùng tươi đẹp.

2. Thân bài

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

2 câu thơ không chỉ là lời thắc mắc của người ra đi về tình cảm, tâm tư của người ở lại mà còn là lời khẳng định rằng người ra đi sẽ luôn nhớ về người ở lại, về thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Mở đầu bức tranh tứ bình là cảnh mùa đông ở Việt Bắc với những bông hoa chuối đỏ tươi tô điểm cho cả khu rừng xanh mướt. Những ngày đông bớt lạnh lẽo khi có những ánh nắng chiếu rọi xuyên qua những lá cây để sưởi ấm cho khu rừng.

Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên, người chiến sĩ ra đi còn nhớ về nhưng người dân lao động nơi đây, trong thời tiết giá lạnh vẫn gài dao vào thắt lưng để đi rừng. Bức tranh Việt Bắc mùa đông trở nên tươi đẹp, ấm áp vì giữa thiên nhiên và con người có sự giao thoa, hòa hợp với nhau.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Bức tranh mùa xuân hiện ra với cảnh những bông hoa mơ nở trắng cả khu rừng, đây là đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Trong bức tranh trắng tinh khôi đó là hình ảnh con người chuốt từng sợi giang tỉ mỉ, khéo léo để đan nón. Dù là mùa đông lạnh lẽo hay mùa xuân tươi mới thì con người nơi đây vẫn luôn cần mẫn với công việc.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Mùa hạ Việt Bắc bắt đầu với tiếng ve kêu trong những khu rừng phách. Hoa gỗ phách bừng nở một màu vàng như đổ sơn vào màu xanh của núi rừng tạo ra một Việt Bắc sinh động, vui tươi, tràn đầy sức sống.

Giữa thiên nhiên tươi đẹp đó là hình ảnh “cô em gái” lên rừng hái măng một mình. Bức tranh mùa hạ nhiều màu sắc, xinh tươi đến mức chỉ cần tưởng tượng ra đó cũng làm ta xao xuyến.

“Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

Khép lại bức tranh tứ bình là mùa thu với ánh trăng tròn vành vạch treo trên ngọn núi phía rừng xa. Bức tranh vô cùng yên bình, yên bình vì mùa thu vốn dĩ yên bình và hơn hết yên bình khi đất nước giành lại độc lập. Trong đêm trăng thu ấy là câu hát ân tình thủy chung của con người khiến ta phải thổn thức.

→ Bức tranh tứ bình không chỉ giúp ta tưởng tượng ra thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn giúp ta hiểu hơn về con người Việt Bắc cũng như thêm yêu mến nơi này.

Sở dĩ mở đầu bức tranh là mùa đông lạnh lẽo và kết thúc bằng mùa thu hòa bình vì người chiến sĩ chia tay đồng bào Việt Bắc quay về thủ đô vào mùa đông nên nỗi nhớ được bắt nguồn từ đó. Không những vậy, nó còn mang dụng ý: mùa đông là khi đất nước ta chìm trong kiếp lầm than, nô lệ khi bị xâm lược, mùa xuân là giai đoạn chuẩn bị cho cuộc cách mạng, mùa hạ là khi cuộc chiến sôi nổi diễn ra và mùa thu là mùa ta giành lại độc lập.

→ Dù hiểu theo bất cứ cách hiểu nào thì thiên nhiên và con người Việt Bắc cũng vô cùng đáng yêu.

3. Kết bài

Đoạn thơ tả cảnh bốn mùa trên là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc bởi kết tinh một nghệ thuật thơ ca vừa giàu tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại trong một điệu tâm hồn đắm say.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn trường ĐH Ngoại thương. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!