Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Kinh tế quốc dân do TimDapAnbiên soạn dựa trên cấu đề thi mới nhất sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn trường ĐH Kinh tế quốc dân do Đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn bao gồm các phần kiến thức trọng tâm sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm đoạn văn với 4 câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó giúp các em tổng hợp lại phần Tiếng Việt, ngữ pháp.
  • Phần Nghị luận xã hội là dàn ý bài văn nghị luận 200 chữ về tư tưởng đạo lí giúp các em  có hướng làm dạng đề này một cách đầy đủ và chính xác nhất.
  • Phần Nghị luận văn học về văn bản Chiếc thuyền ngoài xa là một bài văn có khả năng cao xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia.

Ngoài ra, để thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt hơn mời thầy cô và các em tham khảo: Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ cũng do TimDapAntổng hợp.

Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

1. Đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Kinh tế quốc dân

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu đầu của văn bản và nêu tác dụng.

Câu 4 (1 điểm): Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

II. Làm văn (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị riêng của mỗi con người.

Câu 2 (5đ): Phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

2. Giải đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Kinh tế quốc dân

2.1. Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

Câu 2 (0,5 điểm):

Câu văn khái quát chủ đề của văn bản: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 3 (1 điểm):

Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc câu “bạn…nhưng” để nhấn mạnh những đặc điểm riêng của mỗi người. Chính đặc điểm đó tạo nên giá trị riêng của bản thân.

Câu 4 (1 điểm):

Mỗi học sinh tự nhận xét những đặc điểm, giá trị riêng của bản thân.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ):

2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị riêng của mỗi con người

1. Mở bài

Mỗi cá nhân có một đặc điểm riêng, một giá trị riêng tạo nên con người của họ.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giá trị riêng là những đặc điểm, tài năng, năng khiếu riêng biệt, khác nhau của mỗi con người → Tạo ra những con người khác nhau trong xã hội, không ai giống ai.

b. Phân tích

  • Khi chúng ta cố gắng tìm tòi, học hỏi hoặc theo đuổi đam mê là chúng ta đang tự tạo ra giá trị riêng cho bản thân mình.
  • Khi chúng ta phát huy được những năng lực riêng biệt của bản thân sẽ giúp xã hội phát triển.
  • Giá trị riêng của mỗi người tạo nên sự đa dạng về tâm hồn, đời sống tinh thần cho xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu về những giá trị riêng tạo nên con người tiêu biểu.

Lưu ý: Dẫn chứng tiêu biểu được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội, bên cạnh những người hiểu được giá trị riêng, cố gắng tạo lập những gía trị cho bản thân mình thì vẫn còn những người luôn lo sợ, nhút nhát, không dám thể hiện mình hoặc tự ti với những gì mình có.

3. Kết bài

Hãy tự tin và kiêu hãnh về những giá trị của bản thân mình.

Câu 2 (5đ):

2.3. Dàn ý bài phân tích hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Mở bài

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn tiêu biểu có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam. Nổi bật trong những sáng tác của ông là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa với hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

2. Thân bài

a. Phát hiện thứ nhất

Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà anh từng tham gia chiến đấu. Anh đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng.

Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển sớm mờ sương, “một cảnh đắt trời cho” mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần: “một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.”

Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Trong giây lát, người nghệ sĩ còn khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Không cần lựa chọn xê dịch gì nữa, anh bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển trời mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mỹ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.

b. Phát hiện thứ hai

Phùng đã chứng kiến từ chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu và một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức, đau khổ.

“Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!"”

Khi chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lý của sự toàn thiện.

Trước khi định lao ra can ngăn thì Phùng nhìn thấy thằng Phác tới để che chở cho người mẹ đáng thương: “không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền rướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng của người đàn ông để rồi nó đã bị cha tát hai cái khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi nó lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.”

→ Tất cả sự những sự việc diễn ra liên tiếp đó đã làm Phùng cay đắng nhận ra rằng, đằng sau cái vẻ đẹp toàn bích, toàn thiện kia là những điều hết sức ngang trái, xấu xa và những nghịch cảnh trớ trêu của cuộc đời.

3. Kết bài

Đằng sau vẻ đẹp là những đau khổ của con người mà không phải ai cũng biết. Nguyễn Minh Châu đã tái hiện trước mắt bạn đọc bức tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên và nỗi thống khổ của con người. Chính điều đó đã tạo nên giá trị và thành công cho tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2022 môn Văn trường ĐH Kinh tế quốc dân. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!