Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 - Đề 1 do TimDapAnra đề, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2021 môn Ngữ Văn do Đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm 4 câu hỏi được chọn lọc bám sát chương trình học, theo đúng 4 cấp độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội 200 chữ và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn đại học năm nay.

Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi thử THPT môn Ngữ Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. (0,5đ)

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích? Nêu tác dụng. (0,75đ)

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật Điền được thể hiện qua những chi tiết nào? (0,75đ)

Câu 4: Anh/chị rút ra được thông điệp gì thông qua đoạn trích? (1đ)

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: Trong tác phẩm “Giăng sáng”, nhân vật Điền đã thốt lên: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ.”

Anh/chị nêu cảm nhận của mình từ câu nói trên bằng một bài văn ngắn (200 chữ) (2đ)

Câu 2: Nêu diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (trích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài) (5đ)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn trích: Biểu cảm, nghị luận

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc câu: "biết bao…”; Câu cảm thán

→ Giúp cho bạn đọc hình dung ra sự thống khổ, những khó khăn đến cùng cực mà Điền cũng như người thân trong gia đình và xã hội lúc bấy giờ đang phải trải qua.

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật Điền:

Khi ngắm trăng, Điền cảm nhận được vẻ đẹp của trăng, nhưng đằng sau vẻ đẹp tinh túy đó là những nỗ lo về cuộc sống gia đình mà mình đang phải gánh chịu.

Điền muốn né tránh sự thật tàn nhẫn đó, tuy nhiên không có cách nào thoát ra, buộc Điền phải chấp nhận nó.

Câu 4:

Thông điệp được rút ra từ đoạn trích: mỗi người sẽ có những ước mơ và hoài bão của riêng mình, khi chúng ta đam mê với điều đó sẽ thấy nó vô cùng đẹp đẽ, cao cả. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những khó khăn, những nỗi lo là rào cản để chúng ta thực hiện đam mê đó → cần phải biết cân bằng giữa thực tại cuộc sống và giấc mơ, đam mê của mình để có thể đạt được cuộc sống ổn định, cân bằng nhất.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1: (2đ)

Dàn ý nghị luận xã hội

Mở đoạn: giới thiệu đến câu nói của nhân vật Điền.

Nghệ thuật chân chính nên được được toát ra từ những giá trị thực của cuộc sống, từ những điều gần gũi, nhỏ bé nhất trong cuộc sống. Văn chương phải gắn liền với thực tại và chỉ có giá trị khi nó phản ánh thực tại.

Văn chương góp một phần vô cùng quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, giá trị con người. Qua tác phẩm văn chương, mỗi người tự rút ra bài học cho bản thân và đúc kết ý nghĩa, bài học riêng cho mình.

Để làm nên một tác phẩm hay, ý nghĩa, cuốn hút độc giả cũng cần những sự kết hợp hài hòa giữa thực tế và ảo mộng. Thực tại tạo nên giá trị cốt lõi cho tác phẩm văn chương còn những yếu tố ảo mộng là phần gia vị làm cho tác phẩm cuốn hút hơn.

Câu nói của Điền không chỉ mang ý nghĩa sâu xa về giá trị của văn chương mà nó còn giúp độc giả phần nào hiểu được đúng đắn bản chất của nghề làm văn.

Câu 2: (5đ)

Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân.

2. Thân bài

Tiếng sáo gọi bạn tình là hình ảnh mang tính biểu tượng: tình yêu trong sáng, khát vọng tự do, sự sống, yêu đời,… của con người đặc biệt là trai gái ở miền núi Tây Bắc → làm thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp

Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi; ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu

Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời.

Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước, tai Mị văng vẳng nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng.

Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.

Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

→ Tâm trạng tưởng như mâu thuẫn nhưng hợp lí thể hiện sự khám phá, cái nhìn biện chứng vào cõi sâu tâm hồn để khái quát quy luật tâm lí con người. Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của thực tại. Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.

Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.

Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được.

Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

→ Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

→ Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt.

3. Kết bài

Khái quát lại diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đánh giá chung về giá trị của tác phẩm.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 - Đề 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Trắc nghiệm Toán 12, Giải bài tập Tiếng Anh lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm