Đề thi thử Ngữ văn năm 2019
TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phú Bình - Thái Nguyên. Tài liệu kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn tham khảo.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.
Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.
Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ. Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.
Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ:
Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Thực hiện các yêu cầu:
1. Theo tác giả, cộng hưởng là gì? Có mấy loại cộng hưởng?
2. Sự cộng hưởng có những lợi ích nào?
3. Theo anh/ chị, mục đích của việc kể câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng là gì?
4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ” không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến:
“Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong đêm đông giải cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hai phản ứng đối lập của nhân vật Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:
Lần đầu, lúc nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
Lần hai, lúc nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị “chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”.
Từ việc phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai phản ứng đối lập trên, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Câu | Ý | Nội dung | Điểm |
I | 1 | - Cộng hưởng là cùng đến đích. - Có hai loại cộng hưởng: Cộng hưởng bên trong (kết hợp mọi nguồn lực bên trong mình) và cộng hưởng bên ngoài (kết hợp mọi nguồn lực xung quanh). | 0.5 |
2 | - Đạt được mục tiêu đã đề ra. - Giúp sức mạnh tập thể tồn tại bền lâu, tạo tính đoàn kết. - Giúp con người tăng cường sức mạnh của chính họ. | 0.5 | |
3 | Thuyết phục người đọc về tác hại của việc không biết cộng hưởng | 1.0 | |
4 | - Đồng ý/ không đồng ý. - Lí do: Thí sinh có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau, tùy vào mức độ hợp lí mà giám khảo cho điểm từ 0.25 đến 0.75đ. | 0.25
| |
II.1 | a | Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức của một đoạn văn, có phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Phần mở đoạn giới thiệu được vấn đề; phần thân đoạn triển khai vấn đề; phần kết đoạn kết luận vấn đề. | 0.25 |
b | Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cộng hưởng sức mạnh của các cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. | 0.25 | |
c | Triển khai vấn đề thành các ý chính sau: - Giải thích: Ý kiến khẳng định muốn có một tập thể mạnh thì các cá nhân phải gắn kết, cộng hưởng với nhau. - Sự gắn kết sức mạnh các thành viên có rất nhiều ý nghĩa: + Bù khuyết, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sự hoàn hảo. + Tăng tình đoàn kết, yếu tố quan trọng đưa đến thành công. + Tạo nên sức mạnh tổng thể. - Liên hệ bản thân, rút ra bài học về cách ứng xử trong tập thể. | 1.25 | |
d | Đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt và có sáng tạo
| 0.25 | |
II. 2 | a | Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | 0.25 |
b | Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của nhân vật Mị qua hai phản ứng đối lập khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng. | 0.25 | |
c | Triển khai vấn đề cần nghị luận thành nhiều luận điểm. Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (so sánh, phân tích) kết hợp với nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. | 4.0 | |
Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm, nhân vật. | 0.5 | ||
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị qua hai lần phản ứng đối lập khi thấy A Phủ bị trói đứng: Thí sinh trình bày khái quát nguyên nhân khiến A Phủ bị trói. - Lần đầu: Mị ở trong trạng thái vô cảm, tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện: thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay, Mị mất luôn cả cái tình thương người mà bất cứ ai ở người phụ nữ nào cũng có. - Lần hai: Khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má của A Phủ: + Tâm trạng Mị sau đó từ vô cảm đến đồng cảm: Nhớ đến cảnh ngộ của mình, của người đàn bà năm trước. + Mị nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà thống lí Pá Tra. + Từ lòng thương người và lòng căm thù, Mị nhận ra sự độc ác và bất công. + Mị lo sợ, hốt hoảng tưởng tượng khi A Phủ trốn được, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói. Nhưng nỗi sợ như đã tiếp thêm sức mạnh cho Mị hành động. Lòng thương người trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi sợ hãi: Hành động cởi trói => Trong Mị tiềm tàng sức sống, sức phản kháng mãnh liệt: Chạy theo A Phủ. - Nhận xét: + Sự vô cảm của Mị trong lần đầu tiên chứng kiến cảnh A Phủ bị trói là kết quả của sự đày đọa về mặt tinh thần mà Mị phải gánh chịu khi phải sống trong cảnh làm dâu gạt nợ ở nhà thống lí Pá Tra. + Chính dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị. Làm cho sức sống tiềm tàng trong Mị được trỗi dậy. | 3.0 | ||
Đánh giá chung: - Nhà văn đã tạo dựng được tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết - Khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động dưới sự áp bức của giai cấp thống trị miền núi. | 0.5 | ||
d | Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0.25 | |
e | Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 |
Để có kết quả học thi THPT quốc gia tốt nhất, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Hà Huy Tập - Hà Tĩnh lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Liễn Sơn - Vĩnh Phúc lần 3
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 1
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Ninh Bình
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 trường THPT Phú Bình - Thái Nguyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.