Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020-2021 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Bương Có đáp án

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020-2021 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Bương Có đáp án hướng dẫn chấm là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THPT trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi THPT Quốc Gia sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Ngữ văn 12 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

Xem thêm:

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG 

 

 

  ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2020-2021 

MÔN THI : NGỮ VĂN 12 

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề.


 

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này.
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng


Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng trưa
Ầu ơ... thương nhớ lắm
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.

(Trích Trở về quê nội – Lê Anh Xuân, NXB Giải phóng 1969)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2.  Xác định hai biện pháp tu từ  được sử dụng trong đoạn:

                “Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
                  Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
                  Ta run run nắm những bàn tay
                  Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng”

Câu 3.  Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Câu 4.  Thông điệp nào sâu sắc nhất đối anh/ chị qua đoạn thơ sau:

“Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông”.

II. Phần làm văn

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích sau:

 Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”

(“Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)

Từ đó, anh/chị hãy nhận xét  nghệ thuật luận luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích.

------------Hết----------

 

                                                  GỢI Ý CHẤM

 

Phần/

Câu

                                        Yêu cầu nội dung   

Điểm

 I. Phần Đọc - hiểu

 

3.0

Câu 1

Thể thơ của văn bản là: thể thơ tự do

0.5  

Câu 2

Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: 

- Điệp từ “ta”

- Liệt kê “ta nhìn ta, ta ngắm, ta say”

0.5

 

 

Câu 3

Thái độ, tình cảm của tác giả trong văn bản:

         -     Xúc động, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của con người khi trở lại thăm quê nội.

         -     Trân trọng, ca ngợi những vẻ đẹp truyền thống của quê hương và những phẩm chất trong sáng, thủy chung, son sắt của những người con nơi quê nội thân yêu.

1.0

Câu 4

- Học sinh chọn thông điệp 

- Lí giải vì sao.

Gợi ý: Thông điệp sâu sắc nhất trong văn bản là: Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên mà quê hương còn là nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người, hun đúc cho mỗi người những phẩm chất cao quý như trong sáng, thủy chung, anh hùng,...

 (Lí do phải nêu ít nhất được hai lí do khác nhau, thuyết phục và hợp lí, sâu sắc mới cho điểm tối đa).

1.0

 

 

II. Phần Làm văn

Câu 1. Nghị luận xã hội

* Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được cách thức viết đoạn văn nghị luận xã hội và cần có những suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. 

- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận

  1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm) 
  • Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận.
  • Thân đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận.
  • Kết đoạn: Khẳng định được vấn đề nghị luận.

* Lưu ý: Lùi đầu dòng ở câu đầu tiên, chấm câu xong viết tiếp câu mới không xuống dòng.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.25 điểm)

      Xác định từ khóa quan trọng: đề yêu cầu viết về vấn đề gì: Cả vấn đề hay chỉ 1 phương diện của vấn đề.

     c.  Triển khai vấn đề cần nghị luận (1.0)

- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận:  những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của quê hương. 

- Thân đoạn: 

+ Giải thích: Nét đẹp truyền thống của quê hương là những vẻ đẹp bình dị, thân thuộc đi vào trong đời sống văn hóa và tâm hồn của con người theo thời gian không bị mất đi.

+ Bàn luận

   Tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương; học tập lối sống tình nghĩa trước sau như một của con người nơi quê hương, luôn ghi nhớ về những vẻ đẹp của quê hương dù có đi đâu về đâu, gìn giữ những nét đẹp truyền thống của quê hương để nó không bị mai một đi,…

   Cần có những hành động thiết thực hơn nữa để giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của quê hương. 

   Lên án những kẻ “Ăn cháo đá bát”, “Vong ơn bội nghĩa”, phủ nhận giá trị truyền thống của quê hương,…

 * Lưu ý: bàn luận phải có dẫn chứng thực tế.

- Kết đoạn

+ Khẳng định được vấn đề nghị luận.

+ Bài học nhận thức, hành động.

d. Chính tả, ngữ pháp (0.25 điểm)

Viết đúng chính tả, không viết câu thiếu chủ ngữ/vị ngữ/ câu tối nghĩa.

e. Sáng tạo (0.25 điểm)

Thể hiện quan điểm mới mẻ, sâu sắc (dẫn danh ngôn phù hợp). 

 

          

 

Câu 2. Nghị luận văn học

Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích.  Từ đó, anh/chị hãy nhận xét  nghệ thuật luận luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích.

5.0 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết bài.

0.25

  • b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:   Nêu được sơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích.

0.5

c. Triển khai 

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.

- Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

+ Nêu được vài nét về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập và vấn đề cần nghị luận 

+ Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập. Cụ thể được thể hiện qua các phương diện sau:

+ Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ 

+ Thể hiện sự khôn khéo: 

  • Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
  • Dùng lập luận Gậy ông đập lưng ông , lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
  • Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau.

 + Thể hiện sự kiên quyết đanh thép phê phán thực dân và đế quốc.

 + Thể hiện sự sáng tạo:

  • Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp)
  • Bác “suy rộng ra“, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.
  •  

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được 

  • Khẳng định chân lí của lẽ phải
  • Làm tiền đề, cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn

+ Nhận xét nghệ thuật nghệ thuật lập luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích:

  • Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc:  
  • Trước tiên, chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về nhân quyền và dân quyền trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mĩ và bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp" năm 1791. Cách trích dẫn của Bác rất chuẩn mực theo thứ tự thời gian (1776-1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ, châu Âu), hai quốc gia khác nhau (nước Mĩ, nước Pháp), nhưng lại tương đồng về tư tưởng nhân quyền và dân quyền. 
  •  Kế đến, từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh "suy rộng ra" nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. 
  • Và cuối cùng, từ việc trích dẫn Bác đi đến khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Cách lập luận ấy rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.
  • Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập đã chỉ ra khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Đồng thời qua đó,  người vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, vừa ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng, chúng xâm lược nước ta là chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.

=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, với cách trích dẫn sáng tạo và cách lập luận chặt chẽ, vừa kiên quyết vừa vô cùng khéo léo  để nêu ra nguyên lí chung về quyền tự do độc lập của các dân tộc trên thế giới cũng như khẳng định một cách mạnh mẹ, hùng hồn cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập.

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

d. Chính tả, diễn đạt (đảm bảo chính xác, đúng quy tắc).

0.25

e. Sáng tạo

0.5

 

------------------------------------HẾT -----------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020-2021 môn Ngữ Văn tỉnh Bình Bương Có đáp án trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa