Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Địa lý trường THPT Văn Quán, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra đầu năm học nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh từ lớp 11 lên lớp 12. Tài liệu bao gồm đáp án và đề thi môn Địa, giúp các em học sinh tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Địa lý năm 2015 - 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Hóa học trường THPT Văn Quán, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN: ĐỊA - KHỐI 12

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Mã đề 01

Câu 1 (2.5 điểm)

Atlat Địa lí Việt Nam là gì? Nêu cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Câu 2 (3.0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam:

a. Kể tên các tỉnh ở Trung du miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc?

b.Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta. Vì sao có sự phân bố đó?

Câu 3 (4.5 điểm)

Cho bảng số liệu:

Diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn: 1985 – 2005.

(đơn vị: nghìn ha)

Năm

1985

1990

1995

2000

2005

Cả nước

180.2

221.5

278.4

413.8

482.7

Đông Nam Bộ

56.8

72.0

213.2

272.5

306.4

a. Tính tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước qua các năm trên.

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước.

c. Nhận xét và giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 12

Câu 1 (2.5 điểm)

  • Khái niệm Atlat Địa lí Việt Nam (1.25)
    • Atlat địa lí việt nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của chương trình và nội dung SGK với ba phần chính: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội và địa lí các vùng.
  • Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. (1.25)
    • Nắm chắc các ký hiệu trang 3
    • Nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành
    • Biết khai thác biểu đồ từng ngành
    • Biết rõ câu hỏi như thế nào có thể sử dụng atlat
    • Biết sử dụng đủ Atlat cho một câu hỏi

Câu 2 (3.0 điểm)

a. Kể tên các tỉnh ở Trung du, miền núi Bắc Bộ. Trong đó tỉnh nào giáp biên giới với Trung Quốc (1.5)

  • Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
  • Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
  • Tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc là: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

b. Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta (1.5)

  • Dân cư ở nước ta phân bố không đều
    • Vùng đông dân: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
    • Vùng thưa dân: Tây Nguyên, Tây Bắc,...
  • Nguyên nhân: Giữa các vùng có sự khác nhau về:
    • Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,....
    • Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải,...
    • Lịch sử của quá trình định cư

Câu 3 (4.5 điểm)

a. Tính tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước các năm trên. (%) (1,0)

Năm

1985

1990

1995

2000

2005

Tỷ trọng

36.5

32.5

76.6

65.9

63.5

b. Vẽ biểu đồ: (2.0)

  • Yêu cầu vẽ biểu cột, đầy đủ, đẹp, chính xác.

c. Nhận xét và giải thích (1,5)

  • Tỷ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước liên tục tăng và chiểm tỷ trọng cao (dc)
  • Giải thích: Do Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây cao su
    • Điều kiện tự nhiên: đất badan, khí hậu...
    • Điều kiện kinh tế xã hội: dân có kinh nghiệm,thị trường, đường lối ...
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm