Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 5 câu hỏi tự luận khái quát toàn bộ kiến thức môn Sinh học lớp 6 trong học kì 2, thời gian để các bạn học sinh hoàn thiện bài thi là 45 phút. Phần đáp án đã được TimDapAncập nhật đầy đủ, chính xác để gửi tới các bạn.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Đan Phượng, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 trường THCS Lý Tự Trọng, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2016 – 2017
Môn: Sinh học - Khối: 6
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (2.0 điểm)

a. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?

b. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Câu 2: (2.0 điểm)

Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Câu 3: (2.5 điểm)

a. Thế nào là quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào?

b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

Câu 4: (1.5 điểm)

Em hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí.

Câu 5: (2.0 điểm)

a. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (như tài nguyên đất và nước)?

b. Học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6

Câu 1

a. Khái niệm ưu thế lai: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

* Cơ sở di truyền của ưu thế lai:

  • Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định.
  • Các cặp gen ở trạng thái dị hợp chỉ biểu hiện tính trạng trội có lợi.

b. Mục đích khi dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống:

  • Để củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn.
  • Tạo dòng thuần.
  • Thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng.
  • Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

Câu 2

* Ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật:

  • Ảnh hưởng tới đời sống, hoạt động của động vật.
    • Vd: Trâu hoạt động vào ban ngày, cáo hoạt động vào ban đêm.
  • Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật.
    • Vd: Ong nhờ ánh sáng để tìm mật hoa.
  • Định hướng di chuyển trong không gian.
    • Vd: Hiện tượng chim di cư.
  • Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
    • Vd: Cá chép sinh sản khi có đủ ánh sáng.

Câu 3

a. Khái niệm: Quần thể sinh vật bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

* Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

  • Tỉ lệ giới tính.
  • Thành phần nhóm tuổi.
  • Mật độ quần thể.

b. Sự khác nhau:

Quần xã sinh vật

Quần thể sinh vật

- Gồm nhiều quần thể.

- Độ đa dạng cao.

- Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng.

- Gồm nhiều cá thể cùng loài.

- Độ đa dạng thấp.

- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền.

Câu 4

* Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...

* Biện pháp hạn chế:

  • Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây.
  • Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời).
  • Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
  • Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống.

Câu 5

a. Vai trò của nguồn tài nguyên rừng tới các tài nguyên khác:

  • Giữ đất, chống xói mòn đất.
  • Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán.
  • Bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • Tạo điều kiện cho tuần hoàn nước, tăng nước bốc hơi.

b. Những việc làm của học sinh để góp phần bảo vệ thiên nhiên:

  • Không vứt rác, không chặt phá cây cối bừa bãi.
  • Tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
  • Tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
  • Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm