Đề kiểm tra học kì 2 môn Văn lớp 12 - Đề 3 do TimDapAnra đề, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn
Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Ngữ Văn do Đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản gồm 4 câu hỏi được chọn lọc bám sát chương trình học, theo đúng 4 cấp độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội 200 chữ và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn đại học năm nay.
Bản quyền đề thi thuộc về Tìm Đáp Án.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
F. Nietzsches, một nhà triết học người Đức, đã viết rằng: "Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình". Vì vậy, bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. Từ đó hãy làm hết sức mình để hoàn thiện bản thân. Bạn đừng nên bằng lòng với việc chỉ chống chọi cuộc sống này một cách đơn thuần. Bạn cần tập trung vào những thành quả cần đạt chứ không phải là sự ngợi khen bình thường của người khác. Để ngày càng tiến bộ hơn thì bạn nên chắc chắn bản thân phải có sự thay đổi nào đó. T.S.Eliot - một nhà thơ Mĩ - nói với chúng ta rằng: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện họ có thể đi được bao xa". Cũng tương tự như vậy, nhà văn W.Irving viết: "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu của họ, còn những kẻ khác thì chỉ có ước muốn mà thôi"
(Trích Đắc nhân tâm - Dale Carnegie)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Vấn đề mà đoạn trích trên đề cập là gì?
Câu 3 (0,75 điểm): Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện ra được họ có thể đi được bao xa"
Câu 4 (1,0 điểm): Trong câu nói của W. Irving thì sự khác nhau giữa "những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là gì?
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2022
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt Nghị luận.
Câu 2 (0,75 điểm):
Vấn đề mà đoạn trích trên đề cập: Ý nghĩa của việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống của chúng ta.
Câu 3 (0,75 điểm):
Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Chỉ có ai mạo hiểm đi xa mới phát hiện ra được họ có thể đi được bao xa": Ẩn dụ.
Câu 4 (1,0 điểm):
Sự khác nhau giữa "Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu" và "những kẻ khác" là: Người luôn đưa ra mục tiêu để thực hiện nó, dẫn đến thành công trong cuộc sống và trở thành "vĩ đại" còn "người khác" chỉ dừng lại ở việc mơ ước mà không đưa ra mục tiêu cụ thể để thực hiện.
II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Dàn ý nghị luận xã hội về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống.
2. Thân bài
a. Giải thích
Đam mê: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một mục tiêu nào đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.
→ Đam mê có vai trò quan trọng và là khởi đầu trên cuộc hành trình đi tìm thành công của mỗi người, không có niềm đam mê, chúng ta sẽ không có động lực để làm việc và khó có được thành công.
b. Phân tích
Người có đam mê mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện đam mê của mình cũng chính là đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.
Khi có đam mê, chúng ta mới có sự kiên trì, nhẫn nại để vươn lên, vượt qua những khó khăn gian khổ để hướng đến thành công. Đam mê không chỉ giúp con người sống tốt hơn mà còn khiến cho chúng ta rèn luyện, tích lũy cho bản thân mình nhiều giá trị tốt đẹp.
Người sống có đam mê sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có đam mê nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có đam mê, ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có đam mê nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm):
Dàn ý Phân tích nhân vật A Phủ
1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ: vợ chồng A Phủ là một câu chuyện thành công và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Mị với nội tâm sâu sắc, nhân vật A Phủ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc.
2. Thân bài
a. Cuộc đời A Phủ
Mồ côi cha mẹ, bị bắt đem đi bán cho người Thái.
Tính tình ngang bướng, không chịu ở cánh đồng thấp, trốn lên núi và lưu lạc tới Hồng Ngài.
Là một trai tráng khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa lại chăm làm, giỏi giang trong việc đồng áng được nhiều cô gái mê.
b. Khi bị bắt về nhà thống lí
Do đánh nhau với A Sử trong ngày đi chơi xuân mà A Phủ bị bắt về nhà thống lí, tại đây A Phủ bị đánh đập dã man và bị bọn chúng bắt làm người ở đợ để trừ tiền đền bù đánh A Sử.
Hàng ngày A Phủ phải đi làm quần quật từ sáng đến tối không chút nghỉ ngơi.
Một lần, để hổ vồ mất bò, A Phủ lại bị bọn chúng bắt trói và đánh đập dã man nhưng anh không mảy may một lời van xin hay khóc lóc mà cam chịu trước số phận.
A Phủ bị trói đứng ở cột nhà và bị bỏ đói mấy ngày, người trong nhà vẫn hoạt động nhưng không ai quan tâm đến sự xuất hiện của anh. Tủi hổ trước số phận và sự ngang trái của xã hội lúc bấy giờ, trong đêm A Phủ rỉ ra hai hàng nước mắt nhưng đã bị Mị nhìn thấy.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ được Mị cắt dây cởi trói và bảo mình bỏ chạy, hành động cứu A Phủ đó đã khiến anh như được hồi sinh một lần nữa, anh dùng chút sức lực cuối cùng của mình để vùng bước đi.
Sau đó, Mị chạy theo và xin đi cùng A Phủ, anh hiểu những gì người phụ nữ này trải qua trong gia đình ấy nên đã cho Mị cùng đến Phiềng Sa.
3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật A Phủ và giá trị của câu chuyện.
----------------------------
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 năm 2022 - Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Trắc nghiệm Toán 12, Giải bài tập Tiếng Anh lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.