TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp. Đề thi cuối kì 2 Văn 12 này gồm 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 120 phút và có đáp án gợi ý biên soạn cuối bài. Mời các bạn tham khảo.
Tham khảo thêm: Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 12 năm học 2019-2020
Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn lớp 12
Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn lớp 12 tỉnh Đồng Tháp
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta điều có 3 kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động. Phân tích thất bại trong cuộc sống của hơn 25 ngàn người, các chuyên gia cho biết do dự gần như đứng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguyên nhân thất bại của họ.
Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kỳ can đảm. Những quyết định vĩ đại làm nền móng văn minh cho nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp việc phải hy sinh tính mạng. Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùng bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?
Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp một con người sống một cuộc đời đính thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt vời những trở ngại trong cuộc sống....
Trích Bản tin tức khát vọng, Firs News tổng hợp, trang 50-51, NXB Hồng Đức, 2017)
Câu 1. Theo tác giả, ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?
Câu 2. Anh Chị hiểu như thế nào về ý kiến: "... và giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động?"
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nổ đã tiềm ẩn bức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực”?
Câu 4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những điều cần làm để có thể tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi?
Câu 2 (5,0 điểm)
- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn sau:
Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì đâu ông!
Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!
Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì?
Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này.
Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt?
Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn … còn chị vợ anh ta nữa… chị ta thật đáng thương!
Trích Hồn Trương Ba, da hàng thị" - Lưu Quang Vũ Ngữ văn 12, tập 2, trang 149, NXB Giáo dục, 2015)
Cảm nhận của anh/chị về quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích tên. Từ đó, hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc?
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Văn 12
Đáp án gợi ý xin được gửi đến các bạn tham khảo:
I. Đáp án gợi ý phần ĐỌC HIỂU
Câu 1: Theo tác giả, ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi có mối quan hệ mật thiết với nhau, Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động. Có thể hiểu rằng khi do dự bạn sẽ chẳng dám quyết định dứt khoát được việc gì cũng như dũng cảm làm một điều gì đó lớn lao.
Câu 2: Vì không phải ai cũng dũng cảm ở mức độ giống nhau khi hành động, họ quyết đoán dũng cảm nhưng nếu vẫn có sự do dự, sợ hãi tiềm ẩn bên trong sẽ khiến hành động không tới, làm không tới bất kì việc gì cũng như không đủ quyết tâm để giữ vững ý chí thực hiện theo lý tưởng, mơ ước của bản thân.
Ý kiến "... và giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động" không chỉ là một câu trần thuật thông thường mà thông qua đó, hiểu được thêm về thông điệp nó truyền tải: Khuyến khích con người thay đổi bản thân, chấp nhận đương đầu với thử thách cuộc sống; phá bỏ những mặc cảm, rào cản cố hữu để có được thành công phía trước.
Câu 3:
HS cần đọc kĩ văn bản và tìm cách lí giải của tác giả (có trong đoạn đọc hiểu), HS có thể tóm tắt ý tác giả nói như sau: Tác giả cho rằng “Lòng dũng cảm là một tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn một sức mạnh vô hình có thể giúp cho con người sống một cuộc sống đích thực?” bởi vì với lòng dũng cảm bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại trong cuộc sống.
Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm, nhưng chỉ có ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thực sự... Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.
Câu 4:
a. Về hình thức: HS không nên viết dài quá hoặc ngắn quá, nên viết khoảng 5-7 dòng đúng như đề yêu cầu; cần bám sát vào nội dung câu hỏi; trả lời mạch lạc, rõ ràng.
b. Về nội dung: HS nêu được “thông điệp sâu sắc nhất” mà mình rút ra qua đoạn trích; tránh viết lan man, dài dòng, nêu quá nhiều thông điệp. Và dựa vào phần đọc hiểu ta có thể thấy thông điệp nổi bật là: khuyến khích, kêu gọi mọi người cần có lòng dũng cảm.Lòng dũng cảm là một tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn một sức mạnh vô hình có thể giúp cho con người sống một cuộc sống đích thực. Với lòng dũng cảm bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước.
II. Đáp án gợi ý phần LÀM VĂN
Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những điều cần làm để có thể tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi?
Gợi ý đáp án:
1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn, dung lượng khoảng 200 chữ; HS nêu được luận điểm, thao tác và cách lập luận, diễn đạt rõ ràng.
2.Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:
- HS nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về “những điều cần làm để có thể tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi?”.
- HS cần giải thích được vấn đề ba kẻ thù này sẽ cản trở thành công, giới hạn bản thân mỗi người và để chiến thắng cả ba thì cần tôi rèn “lòng dũng cảm”. Vậy "lòng dũng cảm" là gì? Đó là không sợ nguy hiểm, khó khăn, không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa; nhờ lòng dũng cảm giúp mỗi cá nhân con người có thành công hơn.
- HS phân tích và chứng minh: “rèn luyện lòng dũng cảm là điều cần làm để có thể tiêu diệt ba kẻ thù do dự, nghi ngờ và sợ hãi” (cần có dẫn chứng minh họa).
+ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại: trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm các anh hùng như Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn không hề do dự hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ Quốc; các chiến sĩ công an đấu tranh phòng chống tội phạm; trong cuộc chiến chống lại đại dịch nCoV 2020, Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan vào cuộc đã quyết đoán, phản ứng nhanh để kiểm soát dịch, chủ động cách ly người bệnh cũng như tìm ra phác đồ điều trị bệnh nhân sớm nhất, ....Vượt qua được do dự, sợ hãi và nghi ngờ, con người sẽ có lòng tin vào cuộc sống hiện tại, họ sẽ vui sống để đón chờ một tương lai tươi sáng phía trước, không sợ khó khăn gian khổ hay hiểm nguy trước mắt.
+ Rèn luyện ý chí tinh thần: Một người có hoàn cảnh khó khăn mà vượt qua mọi thử thách họ sẽ lớn lên nhiều, họ có thể tự tạo lập cho mình cuộc sống riêng. Như vậy rèn luyện lòng dũng cảm, chủ động, quyết đoán ngay trong suy nghĩ sẽ thúc đẩy sự tự lập trong mỗi con người, dần đánh bại sự do dự, nghi ngờ và sợ hãi luôn thường trực.
+ Hành động thiết thực như Xã hội ta đang đứng trước nhiều tệ nạn, sự phát triển của các tệ nạn này càng lan rộng. Có những cá nhân lại thờ ơ lãnh đạm; nhưng cũng có người mạnh dạn vượt qua sợ hãi, do dự mà tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của bọn xấu. Những việc như vậy rất được xã hội tuyên dương. Hay như đang là học sinh thì hãy rèn luyện thông qua tinh thần và ý chí vươn lên học tập tốt trong hoàn cảnh khó khăn, biết đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường… .
- Mở rộng, liên hệ thực tế: Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống;
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Câu 2:
Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính tả chuẩn mực... diễn đạt rõ ràng.
Xác định yêu cầu của đề:
Yêu cầu cơ bản của đề là thí sinh cảm nhận về quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích đề bài, rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc là gì?
Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: Từ quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích liên hệ đến kết truyện nêu lên sự phê phán, triết lý sống, khát vọng sống và để thấy sự thành công của nhà văn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả.
Gợi ý tham khảo phân tích bài:
- Phân tích triết lý sống trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Phân tích bi kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- Phân tích trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Thanh Hóa
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Cần Thơ
- Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Bình Thuận.
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Trần Phú
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Hà Thành - Hà Nội
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 Sở GD&ĐT Đồng Tháp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12, Soạn bài lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.