Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Chi Nê, Hòa Bình năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THCS thị trấn Chi Nê thuộc Phòng GD&ĐT Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình biên soạn. Nội dung bám sát kiến thức SGK Ngữ văn lớp 6 trong học kì 1.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Thái Thụy, Thái Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Ninh Hòa, Khánh Hòa năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Tân Hiệp, Kiên Giang năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT LẠC THỦY TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CHI NÊ | ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng, đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 3: Cụm từ nào trong câu văn sau là cụm danh từ?
"Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc."
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. Quật vào giặc
D. Những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?
"Đến đấy, một mình một ngựa tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời."
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở
D. Cả A, B và C
Câu 5: Nối các nội dung ở cột bên phải với thể loại ở cột brên trái
a, Truyền thuyết | 1. Kể một câu chuyện ngụ ý để răn dạy người đời |
b, Cổ tích | 2. Huyền thoại về một nhân vật hay một sự kiện có tính chất lịch sử |
c. Ngụ ngôn | 3. Kể về những hiện tượng đáng cười nhằm giải trí hoặc phê phán |
d. Truyện cười | 4. Kể về những mâu thuẫn trong xã hội, thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
1. Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt (2,0 điểm)
2. Hãy kể về một tấm gương tốt trong học tập (5,0 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Phần I: Trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Câu | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | B | D |
Câu 5: a - 2; b - 4; c - 1; d - 3
Phần II: Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1: Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng việt (2,0 điểm)
Câu 2: Làm văn (5,0 điểm)
* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải cóp bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp
* Yêu cầu cụ thể:
1) Mở bài: Giới thiệu nhân vật (anh, chị, bạn..) (0,5 điểm)
2) Thân bài: (4,0 điểm)
- Sơ lược về nhân vật: Tên tuổi, hình dáng, tính cách ...
- Kể biểu hiện cụ thể về việc học tốt của nhân vật
- Cần cù, chăm chỉ
- Tận dụng thời gian học tập
- Phương pháp học tập
- Cách khắc phục khó khăn để vươn lên học tốt
3) Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật. (0,5 điểm)