Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THCS&THPT Mỹ Bình, Long An năm học 2015 - 2016 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, nhằm giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm đề luyện thi học kì I môn Địa lý, từ đó, chuẩn bị tốt nhất và giành được kết quả cao trong bài thi cuối kì.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Long An năm học 2015 - 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN

TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: ĐỊA LÝ - KHỐI: 10

CHƯƠNG TRÌNH: CƠ BẢN - HỆ: PT

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm):

Các nhân tố địa thế, thực vật và hồ đầm có ảnh hưởng như thế nào tới chế độ nước sông? Ở nước ta, nguồn tiếp nước chủ yếu cho sông ngòi là yếu tố nào? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm):

Trình bày khái niệm và nguyên nhân của quy luật địa đới. Quá trình đô thị hóa có những đặc điểm gì?

Câu 3 (4,0 điểm):

Nêu vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế. Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì?

Câu 4 (2,0 điểm):

Diện tích, dân số các châu lục năm 2005

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mĩ

42,0

888

Châu Á

31,8

3920

Châu Âu

23,0

730

Châu Đại Dương

8,5

33

a/ Tính mật độ dân số các châu lục năm 2005 (người/km2).

b/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số các châu lục năm 2005. Nhận xét.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 10

Câu 1: Các nhân tố địa thế, thực vật và hồ đầm có ảnh hưởng như thế nào tới chế độ nước sông?

  • Địa thế: ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy; ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
  • Thực vật: giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
  • Hồ, đầm: điều hoà chế độ nước sông.

* Ở nước ta, nguồn tiếp nước chủ yếu cho sông ngòi là yếu tố nào? Vì sao.

  • Nước mưa. Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2: Trình bày khái niệm và nguyên nhân của quy luật địa đới.

  • Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
  • Nguyên nhân: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt trời.

* Quá trình đô thị hóa có những đặc điểm gì?

  • Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
  • Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
  • Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

Câu 3: Nêu vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

  • Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau; góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
  • Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
  • Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

* Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì?

  • Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được.
  • Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi
  • Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
  • Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.
  • Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

Câu 4:
a/ Tính mật độ dân số các châu lục năm 2005 (người/km2).

  • Châu Phi: 30 người/km2
  • Châu Mĩ: 21 người/km2
  • Châu Á: 123 người/km2
  • Châu Âu: 32 người/km2
  • Châu Đại Dương: 4 người/km2

b/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số các châu lục năm 2005.

  • Vẽ biểu đồ đúng, chính xác, thẩm mĩ.
  • Thiếu tên biểu đồ -0.25đ.
  • Thiếu đơn vị -0.25đ.
  • Không ghi số liệu trên đầu cột -0.25đ.
  • Chia sai tỉ lệ 1 cột -0.25đ.
  • Chia tỉ lệ trục tung sai không chấm điểm biểu đồ.

* Nhận xét:

  • Nhìn chung, mật độ dân số các châu lục năm 2005 có sự chênh lệch: cao nhất là châu Á (123 người/km2), thấp nhất là châu Đại Dương (4 người/km2).
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm