Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 đầy đủ các môn năm 2022 - 2023 có đáp án bao gồm đề thi giữa kì của tất cả các môn như môn Toán, Văn, Tiếng Anh, Sinh, Hóa.... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh ôn luyện trước kỳ thi, và là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về tham khảo.

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề thi giữa kì 1 Toán 9

Bài 1 (3 điểm): Cho biểu thức:

P = \frac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 3}} + \frac{{2\sqrt x }}{{\sqrt x  + 3}} + \frac{{3x - 8\sqrt x  + 27}}{{9 - x}}

a) Tìm điều kiện của x để biểu thức P có nghĩa?

b) Rút gọn biểu thức

c) Tìm giá trị x nguyên để P nhận giá trị nguyên

Bài 2 (2 điểm): Tính giá trị của biểu thức:

a) A = \sqrt {13 - 4\sqrt 3 }  + \sqrt {13 + 4\sqrt 3 }

b) B = \frac{{2\sqrt 3  - 3\sqrt 2 }}{{\sqrt 6 }} + \frac{1}{{\sqrt 2  + \sqrt 3 }}

Bài 3 (2 điểm): Giải phương trình:

a) {x^2} - 4x - 45 = 0

b) \frac{{3\sqrt x  + 1}}{{x - 9}} = \frac{2}{{\sqrt x  - 3}} - \frac{{\sqrt x  - 3}}{{\sqrt x  + 3}}

Bài 4 (3 điểm): Cho tam giác ABC (AB < AC) có \widehat B + \widehat C = {90^0}, AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A (H ∈ BC). Gọi D là hình chiếu của H lên AB (D ∈ AB) và E là hình chiếu của H lên AC (E ∈ AC).

a) Chứng minh ADHE là hình chữ nhật

b) Chứng minh AD.AB = AE.AC

c) Biết AB = 6cm và AC = 8cm. Tính độ dài BC, AH, AD và AE

2. Đề thi giữa kì 1 Văn 9

PHẦN I: Đọc – hiểu: (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

 

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa.

 

Lúa xanh xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(Trích Nhuận Hạnh, Lục bát về cha)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

c. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?

d. Thông điệp mà em nhận được từ bài thơ?

Phần II. Tập làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp người lính lái xe qua khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật .

Xe không kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 2 : (5 điểm) Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương -tác giả Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9 –tập 1)

3. Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 9

I. MULTIPLE CHOICE: (8 points )

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.

1: A. impressed B. disappointed C. wished D. stopped

2: A. destination B. vacation C. question D. inspiration

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions.

3: A. famous B. workshop C. village D. bamboo

4: A. design B. mention C. prefer D. consist

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the underlined part that needs correction in each of the following questions.

5: She wishes (A) she is (B) the most (C) beautiful girl in (D) the world.

6: Ba is very depressing (A) because his closest (B) friend is moving (C) to another (D) town.

7: Nick asked (A) Phong if (B) he has gone (C) to Nga’s birthday party the previous night (D).

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.

8: For that artisans, making the paintings is a career ______ it supports the life of many generations of the family.

A. because of

B. although

C. so that

D. because

9: Vietnamese women today prefer modern clothes ______ Ao Dai.

A. for

B. to

C. in

D. with

10. Should all motorcyclists be __________to wear helmets?

A. interested

B. dangerous

C. impressed

D. compulsory

11. I rarely eat ice cream now but I______ it when I was a child.

A. eat

B. used to eat

C. would eat

D. will eat

12. He wondered _________to tell the news to his parents.

A. why

B. how

C. what

D. which

13. I wish my parents could put themselves in my ______

A. shoes

B. bags

C. blanket

D. heart

14. The children in my village used to go ______, even in winter. Now they all have shoes.

A. on foot

B. bare-footed

C. playing around

D. played around

15. You should take your shoes……………….when you go into the pagoda.

A. on

B. up

C. off

D. in

16. He was lazy ______ he was dismissed. Now he's out of work.

A. because

B. since

C. so

D. as

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the most suitable response to complete each of the following exchanges.

Question 17. “Thank you very much for your help.” “______”

A. It’s quite OK.

B. That’s right.

C. I’d love to.

D. You’re welcome.

Question 18. Phuong: “I’m taking my TOEFL test tomorrow.”

Daisy: “_________”

A. Good fortune

B. Good luck.

C. Good outcome.

D. Good success.

Mark the letter A, B, C or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions.

19. The graduation is sad, because the time we studied together has come to an end.

A. succeeded

B. begun

C. finished

D. changed

20. Everyone has their own style of studying. I prefer to study by myself so I am not disturbed.

A. location

B. method

C. culture

D. network

4. Đề thi giữa kì 1 Sinh học 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

* Khoanh tròn chữ cái đứng trước nội đung trả lời đúng nhất:( 2đ)

Câu 1. Ở bò sát, cặp NST giới tính của:

A. con cái là XO, con đực là XX.

B. con cái là XY, con đực là XX.

A. con cái là XX, con đực là XO.

D. con cái là XX, con đực là XY.

Câu 2. Trong quá trình phân bào NST có kích thước dài nhất ở :

A. Kì trung gian

B. Kì giữa

C. Kì trước

D. Kì sau

Câu 3. Trong chu kì tế bào sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì :

A. Kì trung gian

B. Kì giữa

C. Kì sau

D. Kì cuối

Câu 4. Cơ thể thuần chủng có kiểu gen

A. AabbCCDD

B. aabbCCDD

C. AABbccDD

D. AAbbCcDD

Câu 5. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:

A. 1 quả đỏ: 1 quả vàng.

B. 3 quả đỏ: 1 quả vàng.

C. toàn quả vàng.

D. toàn quả đỏ.

Câu 6. Một cơ thể có cặp gen mang hai gen không giống nhau được gọi là:

A. Thể đồng hợp.

B. Thể dị hợp.

C. Cơ thể lai.

D. Thể đồng tính.

Câu 7. Ở lúa, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. P: thân cao dị hợp x thân thấp thu được F1 có tỉ lệ:

A. 3 cao: 1 thấp.

B. 1 cao: 1 thấp.

C. Toàn cao.

D. Toàn thấp.

Câu 8. Đặc điểm của giống thuần chủng là:

A. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

B. Có khả năng sinh sản mạnh

C. Dễ gieo trồng, cho năng suất cao, ít sâu bệnh, sinh trưởng nhanh.

D. Có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

* Điền vào chỗ trống….. (1 đ)

Câu 9: Xác định các kì trong nguyên phân để điền vào chỗ trống………

.Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh, dần hình thành hai tế bào mới.

 

Các NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Mỗi NTS kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

 

NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.

1………………….

2…………………..

3…………………….

4……………………

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1đ) Một phân tử ADN có 70 chu kì xoắn và 300 nucleotic loại A . Hãy tìm số lượng các nucleotic còn lại?

Câu 2: (3đ)

a. Trình bày sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?

b. Cho đoạn gen có trình tự các Nu trên mạch gốc như sau:

- T - G - X - A - A - T - X - G - A - T -

Hãy viết trình tự các Nu trên mạch bổ sung của ADN trên?

c. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?

Câu 3: (2đ) Trong gia đình, vì mẹ chỉ sinh ra hai chị em gái nên đôi khi bố trách móc mẹ không biết sinh con trai làm mẹ và hai chị em rất buồn, gia đình mất hạnh phúc.

a. Bằng kiến thức sinh học, em hay chứng minh quan điểm của bố là sai lầm?

b. Trong hoàn cảnh này em nên làm thế nào để không khí gia đình được vui vẻ, hạnh phúc?

Câu 4: (1đ) Để xác định giống thuần chủng cần phải thực hiện phép lai nào? Nội dung của phép lai đó? 1đ

5. Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Hóa

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào sau đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. BaO, Na2O, SO2

B. Fe2O3, BaO, ZnO

C. CO2, SO2, P2O5

D. ZnO, CaO, N2O5

Câu 2. Dùng chất nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột Na2CO3 và Na2SO4

A. H2O

B. dung dịch HCl

C. dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. Fe2O3

C. CaO

D. Na2O

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nà osauđây dùng để điều chế khí lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm?

A. Na2SO3 và H2SO4

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. HCl, KCl

B. K2SO4 và AgNO3

C. H2SO4 và BaO

D. NaNO3 và H2SO4

Câu 6. Kim loại X tác dụng với HCl loãng giải phóng khí Hiđro. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Al

B. Mg và Fe

C. Na và Mg

D. Al và Cu

Câu 7. Dãy chất nào sau đây gồm bazơ bị nhiệt phân hủy là?

A. Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, BaOH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3

D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 8. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. NaHCO3, CO2

Câu 9. Cặp chất khi phản ứng tạo ra chất khí là.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. NaOH và Fe(NO3)3

Câu 10. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí gồm N2, SO2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 11. Dãy gồm các chất phản ứng được với H2SO4 đặc nóng

A. Ag, Mg(OH)2, CaO và Na2CO3

B. Fe, Cu(OH)2, CO2 và Na2SO4

C. Ag, CO2, P2O5 và Na2SO4

D. Au, Mg(OH)2, P2O5 và S

Câu 12. Cho 9,75 gam Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí Hidro thoát ra (Đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 1,12 lít

D. 3,36 lít

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2. (2đ) Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3. Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3. (2đ) Dung dịch X chứa 9,4 gam K2O và 190,6 gam nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được m gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính m.

c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết m gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

6. Đề thi Vật lý 9 giữa học kì 1

I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

*Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước Câu trả lời đúng.

Câu 1. Khi đặt một một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm

Vật lí 9

Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 3. Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là

A. 3Ω.

B. 12Ω.

C. 0,33Ω.

D. 1,2Ω.

Câu 4. Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ: I1 = 0,5 A, I2 = 0,5A. Thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:

A. 1,5 A

B. 1A

C. 0,8A

D. 0,5A

Câu 5. Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm

A. Đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

B. Đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn.

C. Đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau.

D. Đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau.

Câu 6. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1, l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa mãn điều kiện:

Vật lí 9

Câu 7. Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho

A. Tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây

B. Tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây.

C Tính cản trở electron nhiều hay ít của dây.

D. Tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây.

Câu 8. Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu đây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp hai lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có có điện trở lớn gấp mấy lần so với dây thứ hai:

A. 8 lần.

B. 10 lần.

 

C. 4 lần.

 

D. 16 lần.

 

Câu 9. Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện

S1 = 0. 5mm2 và R1 =8,5 W. Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5W , có tiết diện S2 là:

A. S2 = 0,33 mm2

B. S2 = 0,5 mm2

C. S2 = 15 mm2

D. S2 = 0,033 mm2.

Câu 10. Hai dây dẫn hình trụ được làm từ cùng một vật liệu, có cùng chiều dài, có tiết diện lần lượt là S1,S2 ,diện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

Vật lí 9

Câu 11. Cho mạch điện như hình vẽ:

Vật lí 9

Với: R1 = 15 ; R3 = R2 =10

Điện trở tương đương của mạch.

A. 10

B. 15

C. 20

D. 35

Câu 12. Biến trở là một linh kiện:

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 13. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi:

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.

C. Chiều dài dây dẫn có dòng điện chạy qua của biến trở.

D. Nhiệt độ của biến trở.

Câu 14. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở:

A. Ôm ( Ω)

B. Oát (W)

C. Ampe (A)

D. Vôn (V)

Câu 15. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây:

A. Vật liệu làm dây dẫn.

B. Chiều dài của dây dẫn.

C. Tiết diện của dây dẫn.

D. Khối lượng của dây dẫn.

Câu 16. Trong các kim loại sau kim loại nào dẫn điện kém nhất.

A. Đồng

B. Nhôm

C. Vofram

D. Sắt

II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 17: (1điểm)

Phát biểu nội dung định luật Ôm. Viết hệ thức của định luật và nêu rõ ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.

Câu 18 (2 điẻm): Một dây dẫn bằng nikêlin điện trở suất là 0,40. 10-6 m , có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.

1/ Tính điện trở của dây.

2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.

Câu 19 (3 điểm ): Cho ba điện trở R1 = 6; R2 = 12; R3 = 16 được mắc với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V

1/ Vẽ sơ đồ 4 cách mắc 3 điện trở trên vào mạch

2/ Trường hợp đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc song song. Tính:

a. Điện trở tương đương của đoạn mạch.

b. Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.

7. Đề thi Tin học 9 giữa kì 1

I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Dịch vụ nào dưới đây không phải là dịch vụ trên internet?

A. Giao hàng nhanh.

B. Thương mại điện tử .

C. Tìm kiếm thông tin trên internet.

D. Thư điện tử.

Câu 2. Trong các địa chỉ dưới đây, địa chỉ nào là địa chỉ thư điện tử

A. https://youtube.com/.

B. [email protected]

C. http://mail.google.com.

D. [email protected]

Câu 3: Hệ thống vận chuyển của thư điện tử là?

A. Máy tính

B. Mạng máy tính.

C. Máy Fax.

D. Máy bay

Câu 4. Để tìm kiếm thông tin trên internet ta sử dụng

A. Máy tìm kiếm.

B. các từ khóa.

C. Hộp thư điện tử.

D. Các nút lệnh.

Câu 5. Để có thể gửi/nhận thư điện tử trước hết ta phải?

A. Gõ tên đăng nhập.

B. Gõ mật khẩu.

C. Đăng ký tài khoản thư điện tử.

D. Gõ tên đăng nhập và gõ mật khẩu

Câu 6. Sau khi đăng ký tài khoản, người dùng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử cấp cho?

A. Tên đăng nhập.

B. Tài khoản.

C. Mật khẩu.

D. Hộp thư điện tử.

Câu 7. Máy tìm kiếm thông tin dựa trên?

A. Hộp thư điện tử.

B. Các nút lệnh.

C. Các từ khóa.

D. Tài khoản.

Câu 8. Các kiểu kết nối mạng cơ bản là?

A. Kiểu trục và kiểu vòng

B. Kiểu trục và kiểu hình sao

C. Kiểu hình sao và kiểu vòng

D. Kiểu trục, kiểu hình sao và kiểu vòng

Câu 9: Đâu là địa chỉ trang Web của một máy tìm kiếm?

A. Opera mini.

B. vietnamnet.vn.

C. google.com.vn.

D. youtube.com.

Câu 10: Các thiết bị Vỉ mạng, Hub, bộ chuyển mạch thuộc thành phần nào của mạng máy tính?

A. Thiết bị đầu cuối.

B. Môi trường truyền dẫn.

C. Thiết bị kết nối mạng.

D. Giao thức truyền thông.

Câu 11: Dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất của Internet?

A. Tổ chức và khai thác thông tin trên Web.

B. Tìm kiếm thông tin trên Internet.

C. Thư điện tử.

D. Hội thảo trực tuyến.

Câu 12: Khi đặt mua chiếc áo thun độc lạ qua internet, em đã sử dụng loại dịch vụ nào trên internet?

A. Đào tạo qua mạng.

B. Tìm kiếm thông tin trên Internet.

C. Thư điện tử.

D. Thương mại điện tử.

II. TỰ LUẬN. (7đ)

Câu 1: Làm thế nào để truy cập một trang Web cụ thể? (1đ)

Câu 2: Máy tìm kiếm là gì, kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết? Hãy nêu cách sử dụng máy tìm kiếm. (2đ)

Câu 3: Thư điện tử là gì? Trình bày cấu trúc địa chỉ thư điện tử? (1đ)

Câu 4: Em khởi động trình duyệt Web và thực hiện các yêu cầu sau:

- Tìm 1 bức ảnh nói về cảnh đẹp Kiên Giang và lưu về máy (1đ)

- Đăng nhập vào tài khoản thư điện tử của em (đã tạo trong các bài thực hành trước) (1đ)

- Soạn thư, đính kèm 1 tấm ảnh đã lưu và gửi đến địa chỉ: [email protected] (1đ)

--Hết--

8. Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7

Phần I: Trắc nghiệm (3,0đ)

Câu 1. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào thể hiện chí công vô tư?

A. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

B. Chí công vô tư thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

C. Chỉ những người có chức quyền mới cần phải chí công vô tư.

D. Còn nhỏ không cần chí công vô tư.

Câu 2: Theo em chí công vô tư mang lại lợi ích

A. cho tập thể và cộng đồng xã hội.

B. cho cá nhân.

C. cho gia đình.

D. cho một nhóm người.

Câu 3: Những biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ?

A. Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống

B. Hoang mang, dao động trước khó khăn

C. Nóng nảy, vội vàng

D. Bị lôi kéo, dụ dỗ vào việc xấu.

Câu 4: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện dân chủ?

A. Không đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của lớp

B. Nói tự do trong giờ sinh hoạt lớp

C. Tích cực phát biểu ý kiến trong buổi Đại hội chi đội

D. Không quan tâm đến công việc chung

Câu 5: Kỉ luật là

A. quy định chung của cộng đồng.

B. quy định của tổ chức xã hội.

C. quy định của Nhà nước.

D. những quy định chung của cộng đồng, của tổ chức xã hội.

Câu 6: Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là

A. mối quan hệ hai chiều

B. mối quan hệ một chiều

C. mối quan hệ tốt đẹp

D. mối quan hệ đối nghịch

Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Nói chuyện riêng trong giờ học

B. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ, chú ý nghe giảng bài

C. Không mặc đồng phục theo quy định của nhà trường

D. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày?

A. Biết lắng nghe người khác.

B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

C. Học hỏi những điều hay của người khác.

D. Giao lưu với thanh niên quốc tế.

Câu 9: Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam

A. là cuộc chiến tranh chính nghĩa.

B. là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

C. là cuộc chiến tranh chống khủng bố.

D. là cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc?

A. Kì thị với người nước ngoài

B. Chế nhạo ngôn ngữ của người nước ngoài

C. Chế nhạo trang phục của người nước ngoài

D. Tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của người nước ngoài.

Câu 11: Cầu Mĩ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam với nước nào dưới đây?

A. Việt Nam – Mĩ

B. Việt Nam – Nhật Bản

C. Việt Nam – Ô-xtray-li-a

D. Việt Nam – Pháp.

Câu 12: Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

A. Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau

B. Là vì mục đích riêng

C. Là sự đoàn kết, thống nhất

D. Là dựa trên sự bình đẳng.

Phần II: Tự luận (7,0đ)

Câu 1 (4,0đ): Thế nào là dân chủ và kỉ luật? lấy ví dụ dân chủ và kỉ luật? Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?

Câu 2 (3,0đ): Tình huống

Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.

a. Em hãy nhận xét việc làm của H?

b. Nếu em là H, em sẽ sử sự như thế nào trong tình huống đó ?

……………………………………………………………………………….

9. Đề kiểm tra Sử 9 giữa kì 1

I. Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)

Câu 1: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử

B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư

C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người đi do thám mặt trăng

D. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo

Câu 2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở ĐNA giành được độc lập trong tháng 8/1945?

A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Lào, In-đô-nê-xi-a

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a

D. In-đô-nê-xi-a

Câu 3. Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là:

A. Hô-xê Mác-ti

B. Phi-đen Ca-xtơ-rô

C. Nen-xơn Man đê-la

D. Áp- đen Ca-đê.

Câu 4. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po.

B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, Ph-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

Câu 5: ‘Chủ nghĩa A-pac-thai’ có nghĩa là:

A. Chế độ độc tài chuyên chế B. Chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.

C. Biểu hiện của chế độ chiếm nô D. Biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới

Câu 6. Năm được gọi là “Năm châu Phi” là:

A. Năm 1952

B. Năm 1953

C. Năm 1959

D. Năm 1960

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Tại sao nói "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba.

10. Đề kiểm tra Địa lí 9 giữa học kì 1

Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả

A. 52 dân tộc

B. 53 dân tộc

C. 54 dân tộc

D. 55 dân tộc

Câu 2: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:

A. Đồng bằng, duyên hải

B. Miền Núi

C. Hải đảo

D. Nước Ngoài

Câu 3: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:

A. Chăm, Khơ-me

B. Vân Kiều, Thái

C. Ê –đê, Mường

D. Ba-na, Cơ –ho.

Câu 4. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.

C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.

D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 5. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:

A. Việc phát triển giáo dục và y tế.

B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

C. Vấn đề giải quyết việc làm.

D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 6. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

A: 1 triệu người B : 1,5 triệu người C : 2 triệu người D : 2,5 triệu người

Câu 7 . Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

A : Sự phát triển kinh tế

B : Môi Trường

C: Chất lượng cuộc sống

D : sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường

Câu 8 : Cho bảng số liệu .

Đề thi Địa lí 9 giữa kì 1

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:

A; 2,5 và 1,4

B : 2,6 và 1,4

C : 2,5 và 1,5

D: 2,6 và 1,5

Câu 9 . Dân cư nước ta sống thưa thớt ở

A: Ven biển

B : Miền Núi

C : Đồng bằng

D : Đô thị

Câu 10 . Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô

A: Vừa và nhỏ B : Vừa C : Lớn D : Rất Lớn

Câu 11. Trong cơ cấu nhóm tuổi của tổng dân số nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là:

A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động

B. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động

C. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động

D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động

Câu 12. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh được cho là do

A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.

B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.

C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.

D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.

Câu 13. Dân số nước ta

A. Đang có xu hướng trẻ hóa.

B. Đang có xu hướng già hóa

C. Đang trong giai đoạn bão hòa.

D. Đang trong tình trạng phục hồi

Câu 14. Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do

A. Tuổi thọ trung bình thấp.

B. Hệ quả của tăng dân số những năm trước kia

C. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể.

D. Mức sống được nâng cao

Câu 15: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta

A. Dồi dào, tăng nhanh

B. Tăng Chậm

C. Hầu như không tăng

D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 16: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

A . Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật

Câu 17 : Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A . Tăng tỉ trọng lao động ngành nông, lâm , ngư nghiệp, giảm tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ

B . Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ .

C . Giảm tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành .

D . Tăng tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành

Câu 18. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:

A. 1975

B. 1981

C. 1986

D. 1996

Câu 19: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp – xây dựng

C. Dịch vụ

D. Công nghiệp.

Câu 20. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ câu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

B.Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

C.Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp.

D.Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.

Câu 21: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)

Đề thi Địa lí 9 giữa kì 1

Cơ cấu ngành dịch vụ là:

A. 40,1%

B. 42,6%

C. 43,5%

D. 45%

Câu 22: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa

B. Mùn núi cao

C. Feralit

D. Đất cát ven biển.

Câu 23. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là
A.Các vùng trung du và miền núi B. Vùng Đồng bằng Sông hồng

C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung.

Câu 24. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.

B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.

C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.

D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.

Câu 25. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là:

A. Đất trồng

B. Nguồn nước tưới

C. Khí hậu

D. Giống cây trồng.

Câu 26: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:

A. Các đồng cỏ tươi tốt.

B. Vùng trồng cây hoa màu.

C. Vùng trồng cây công nghiệp.

D. Vùng trồng cây lương thực.

Câu 27. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:

A. Rừng sản xuất

B. Rừng đặc dụng

C. Rừng nguyên sinh

D. Rừng phòng hộ

Câu 28: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 29. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là:

A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.

C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận.

D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Câu 30. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ta là

A. Cà Mau, An Giang, Bến Tre

B. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận

C. Hải Phòng – Quảng Ninh.

D. Đồng Tháp, Lâm Đồng

Câu 31: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:

A. Địa hình

B. Khí hậu

C. Vị trí địa lý

D. Tài nguyên khoáng sản

Câu 32. Địa phương nào sau đây là nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay

A. Thái Nguyên

B. Vĩnh Phúc

C. Quảng Ninh

D. Lạng Sơn

Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm

A. Có thế mạnh lâu dài

B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân

C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

D. Tác động đến các ngành khác

Câu 34. Quan sát biểu đồ sau cho biết trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2002, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất là

Đề thi Địa lí 9 giữa kì 1

A. Chế biến lương thực, thực phẩm

B. Khai thác nhiên liêu

C. Hóa chất

D. Cơ khí điện tử

Câu 35. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP là:

A. Dịch vụ tiêu dùng

B. Dịch vụ sản xuất

C. Dịch vụ sản xuất

D. Ba loại hình ngang bằng nhau.

Câu 36. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

B. Nền kinh tế phát triển năng động.

C. Giao thông vận tải phát triển.

D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.

Câu 37: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải:

A. 4 loại hình

B. 5 loại hình

C. 6 loại hình

D. 7 loại hình

Câu 38: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là

A. Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu.

B. Đà Nẵng, Hải Phòng, Dung Quất

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Hải Phòng, Sài Gòn, Cần Thơ

Câu 39. Quốc lộ 1A là quốc lộ:

A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.

C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.

D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.

Câu 40. Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất và tỉ trọng nhiều nhất?

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường sông

D. Đường biển.

11. Đề kiểm tra Công nghệ 9 giữa kì 1

CHỌN PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT

Câu 1. Chọn phát biểu sai về triển vọng của nghề điện dân dụng?

A. Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

B. Thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.

C. Nghề điện dân dụng không có điều kiện phát triển ở nông thôn và miền núi.

D. Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển ở thành phố.

Câu 2. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

A. công việc nhẹ nhàng.

B. chỉ làm ngoài trời.

C. làm việc trên cao.

D. chỉ làm trong nhà.

Câu 3. Chọn phát biểu sai: đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

A. nguồn điện một chiều.

B. nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.

C. nguồn điện xoay chiều điện áp cao trên 380V.

D. các loại đồ dùng điện.

Câu 4. Người lao động cần đảm bảo mấy yêu cầu của nghề điện dân dụng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Yêu cầu về sức khỏe của người lao động trong nghề điện dân dụng là

A. không mắc bệnh về tim mạch.

B. không yêu cầu về huyết áp.

C. không yêu cầu về sức khỏe.

D. có thể mắc bệnh về thấp khớp.

Câu 6. Đâu không phải yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?

A. Kiến thức.

B. Sắc đẹp.

C. Thái độ.

D. Sức khỏe.

Câu 7. Người lao động trong nghề điện dân dụng có yêu cầu tối thiểu về trình độ văn hóa

A. tốt nghiệp cấp tiểu học.

B. tốt nghiệp cấp THCS.

C. tốt nghiệp cấp THPT.

D. tốt nghiệp cấp đại học.

Câu 8. Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 9. Dựa vào số lõi, dây có vỏ bọc cách điện chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Cấu tạo dây cáp điện gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11. Đâu không phải là vật liệu cách điện?

A. Puli sứ

B. Vỏ cầu chì

C. Dây đồng

D. Vỏ đui đèn

Câu 12. Dây dẫn bọc cách điện thường được chế tạo

A. thành một loại.

B. thành hai loại.

C. thành ba loại.

D. thành nhiều loại

Câu 13. Dây dẫn bọc cách điện có ký hiệu M(nxF) , trong đó chữ F là

A. lõi dây.

B. số sợi dây.

C. tiết diện của lõi dây dẫn.

D. ký hiệu lõi dây làm bằng đồng.

Câu 14. Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?

A. Thước.

B. Panme.

C. Đồng hồ vạn năng.

D. Búa.

Câu 15. Dụng cụ nào dùng để cắt kim loại, ống nhựa?

A. Kìm.

B. Cưa.

C. Khoan.

D. Búa.

Câu 16. Panme là dụng cụ cơ khí dùng để

A. đo chiều dài dây điện.

B. đo đường kính dây điện.

C. đo chính xác đường kính dây điện.

D. đo kích thước lỗ luồn dây điện.

Câu 17. Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện thực hiện theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 18. Có mấy nguyên tắc cần lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 19. Khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng phải bắt đầu từ thang đo

A. lớn nhất.

B. nhỏ nhất.

C. bất kì.

D. đáp án khác

Câu 20. Hãy cho biết Công nghệ 9 là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Vôn kế

B. Công tơ điện

C. Oát kế

D. Đáp án khác

Câu 21. Hãy cho biết Công nghệ 9là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?

A. Oát kế

B. Ampe kế

C. Ôm kế

D. Đáp án khác

Câu 22. Để biết đồng hồ công tơ điện có làm việc hay không khi các đồ dùng điện đang hoạt động, ta kiểm tra

A. bằng bút thử điện.

B. đĩa nhôm có quay hay không.

C. dây pha đấu đúng theo sơ đồ chưa.

D. dây trung đấu đúng theo sơ đồ chưa.

Câu 23. Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 24. Khi thực hiện nối dây dẫn điện, cần thực hiện mấy yêu cầu về mối nối?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 25. Chọn đáp án sai khi nói về yêu cầu mối nối

A. an toàn điện.

B. không cần tính thẩm mĩ.

C. dẫn điện tốt.

D. đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

Câu 26. Quy trình chung nối dây dẫn điện gồm mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 27. Hàn mối nối thực hiện theo mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 28. Nối dây dẫn lõi một sợi theo đường thẳng gồm mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 29. Nối dây dẫn lõi nhiều sợi theo đường thẳng gồm mấy bước?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 30. Các yêu cầu của các mối nối dây dẫn điện

A. dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

B. dẫn điện đẹp , có độ bền cơ học cao, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

C. dẫn điện tốt, có độ bền cơ học cao, an toàn điện.

D. dẫn điện tốt, không có độ bền cơ học, an toàn điện và có độ thẩm mỹ.

12. Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 tải nhiều nhất

.......................................................................

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất. 

Trên đây TimDapAnđã chia sẻ tới các bạn Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 - Tất cả các môn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, rèn luyện làm bài và giải bài tại nhà, từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm giải đề cũng như biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Để tham khảo thêm các đề khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 9 để luyện tập nhé.

Ngoài Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 đầy đủ các môn năm 2022 - 2023, mời các bạn tham khảo thêm các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt




Xem thêm