Bộ 7 đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2022 - 2023 Có đáp án được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn, kèm hướng dẫn chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng giải các dạng bài tập lý thuyết cũng như tính toán, khả năng phân tích các dạng bài tập.

Hy vọng với Bộ đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 (Có đáp án) này còn giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình ôn tập cũng như ra đề giữa kì 1 Hóa học 9.

A. Tài liệu ôn thi giữa học kì 1 Hóa 9

  • Tóm tắt lý thuyết hóa học 9
  • Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 Chương 1: Các hợp chất vô cơ Có đáp án
  • Hóa học lớp 9: Nhận biết - Phân biệt các chất
  • 100 Câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
  • Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ lớp 9
  • Bảng tính tan hóa học Chi tiết đầy đủ

B. Một số thi giữa học kì 1 hóa 9 có đáp án

  • Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 Đề 1
  • Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 Đề 2

C. Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì 1 lớp 9 môn hóa 

Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Thời gian 45 phút không kể thời gian giao bài 

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 - Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào sau đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. BaO, Na2O, SO2

B. Fe2O3, BaO, ZnO

C. CO2, SO2, P2O5

D. ZnO, CaO, N2O5

Câu 2. Dùng chất nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột Na2CO3 và Na2SO

A.  H2O

B. dung dịch HCl

C. dung dịch NaCl

D. CO2

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. Fe2O3

C. CaO

D. Na2O

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nà osauđây dùng để điều chế khí lưu huỳnh đioxit trong phòng thí nghiệm?

A. Na2SO3 và H2SO4

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. HCl, KCl

B. K2SO4 và AgNO3

C. H2SO4 và BaO

D. NaNO3 và H2SO4

Câu 6. Kim loại X tác dụng với HCl loãng giải phóng khí Hiđro. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Al

B. Mg và Fe

C. Na và Mg

D. Al và Cu

Câu 7. Dãy chất nào sau đây gồm bazơ bị nhiệt phân hủy là?

A. Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, BaOH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3

D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 8. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. NaHCO3, CO2

Câu 9. Cặp chất khi phản ứng tạo ra chất khí là.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. NaOH và Fe(NO3)3

Câu 10. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí gồm N2, SO2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 11. Dãy gồm các chất phản ứng được với H2SO4 đặc nóng

A. Ag, Mg(OH)2, CaO và Na2CO3

B. Fe, Cu(OH)2, CO2 và Na2SO4

C. Ag, CO2, P2O5 và Na2SO4

D. Au, Mg(OH)2, P2O5 và S

Câu 12. Cho 9,75 gam Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí Hidro thoát ra (Đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 1,12 lít

D. 3,36 lít

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2. (2đ) Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, Na2CO3, CaCl2, AgNO3. Chỉ được dùng quì tím, hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3. (2đ) Dung dịch X chứa 9,4 gam K2O và 190,6 gam nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được m gam kết tủa .

a. Tính nồng độ phần trăm của X.

b. Tính m.

c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết m gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.

........................HẾT....................

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 hóa 9 năm 2021 Đề 1

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 

1C 2B 3C 4A 5C 6D
7D 8C 9A 10B 11A 12D

II. Tự luận

Câu 1. 

1) 4Na + O2 → 2Na2O

2) Na2O + H2O → 2NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Câu 2.

Trích mẫu thử đánh số thứ tự

Thử các dung dịch trên bằng giấy quì tím.

Nhận biết được Na2CO3 vì làm quì tím hoá xanh; CaCl2 không làm đổi màu quì tím.

HCl và AgNO3 làm quì tím hoá đỏ.

Dùng dung dịch CaCl2 vừa nhận biết ở trên cho vào 2 mẫu thử làm quì tím hoá đỏ, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là CaCl2, không phản ứng là HCl.

Phương trình hóa học:

CaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl ↓ + Ca(NO3)2

Câu 3. 

nK2O = 0,1 mol.

mCuSO4 = (200.16)/100 = 32 gam

nCuSO4 = 32/160 = 0,2 mol

a) Phương trình phản ứng hóa học

K2O + H2O →  2KOH

0,1 mol → 0,2 mol

Nồng độ % X (tức dung dịch KOH)

mdung dịch = 9,4 + 190,6 = 200 gam

mKOH = 0,2. 56 = 11,2 gam

C% KOH = (11,2/200)/.100 = 5,6%

b)

2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4

0,2 mol → 0,1 mol → 0,1 mol

Kết tủa ở đây chính là Cu(OH)2

m = 0,1. 98 = 9,8 gam

c) Phương trình hóa học

Cu(OH)2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} CuO + H2O

0,1 mol → 0,1 mol

2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

0,2 mol ← 0,1mol

Thể tích dung dịch HCl 2M : Vdd = n.V = 0,2/2 = 0,1 lít

Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 - Đề 4

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

A. CuO, Fe2O3, CO2

B. CuO, P2O5, Fe2O3

C. CuO, SO2, BaO

D. CuO, BaO, Fe2O3

Câu 2. 0,1 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

A. 0,2 mol HCl

B. 0,1 mol HCl

C. 0,05 mol HCl

D. 0,01 mol HCl

Câu 3. Cho a gam SO3 tác dụng với một lượng nước lấy dư, thu được 2,94 gam axit. Giá trị của a gam là:

A. 2,4 gam

B. 0,24 gam

C. 1,2 gam

D. 0,12 gam

Câu 4. CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?

A. Tác dụng với axit

B. Tác dụng với bazơ

C. Tác dụng với oxit axit

D. Tác dụng với muối

Câu 5. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

A. Giấy quỳ tím ẩm

B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ

C. Than hồng trên que đóm

D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 6. Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào tạo ra khí hiđro?

A. NaOH

B. Fe

C. CaO

D. CO2

Câu 7. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí:

A. BaO, Fe, CaCO3

B. Al, MgO, KOH

C. Na2SO3, CaCO3, Zn

D. Zn, Fe2O3, Na2SO3

Câu 8. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

A. Sủi bọt khí, đường không tan.

B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.

C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.

D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Câu 9. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg

B. Mg(OH)2

C. MgO

D. Cu

Câu 10. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HNO3

C. NaOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, NaNO3

Câu 11. Hòa tan 30 g NaOH vào 170 g nước thì thu được dung dịch NaOH có nồng độ là:

A. 18%

B. 16%

C. 15%

D. 17%

Câu 12. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?

A. Khí hiđro

B. Khí oxi

C. Khí lưu huỳnhđioxit

D. Khí hiđro sunfua

Câu 13. Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:

A. Ag

B. Cu.

C. Fe.

D. Au.

Câu 14. Muối nào dưới đây bị nhiệt phân hủy

A. NaCl

B. FeS2

C. KNO3

D. CuCl2

Câu 15. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl

A. Chế tạo thuốc nổ đen

B. Gia vị và bảo quan thực phẩm

C. Làm nguyên liệu sản xuất NaOH

D. Làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp hóa chất.

Câu 16. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B. NH4NO3

C. CO(NH2)2

D. NH4Cl

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau:

FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnO

Câu 2. Chỉ dùng thêm quỳ, nhận biết các dung dịch không màu: NaCl, H2SO4, BaCl2, KOH được đựng riêng biệt trong các lọ.

Câu 3. Trộn 30 ml dung dich chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.

a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được khi trộn 2 dung dịch trên và viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng kết tủa thu được.

........................HẾT....................

Đáp án hướng dẫn giải đề thi giữa kì 1 Hóa 9 - Đề 4

I. Phần trắc nghiệm

1 D 2 A 3 A 4 A 5 B 6 B 7 C 8 C
9 D 10 C 11 C 12 C 13 B 14 C 15 A 16 C

II. Tự luận 

Câu 1. 

1) 4FeS2 + 11O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  2Fe2O3 + 8SO2

2) 2SO2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  2SO3

3) SO3 + H2O → H2SO4

4) H2SO4 +Zn → ZnSO4 + H2

5) ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4

6) Zn(OH)2 → ZnO + H2O

Câu 2. Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Nhúng quỳ tím vào 4 dung dịch trên:

Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là KOH.

Chất làm quỳ tím chuyển màu đỏ H2SO4.

Chất không làm đổi màu quỳ tím là NaCl và BaCl2

Nhỏ dung dịch H2SO4 vào 2 dung dịch NaCl và BaCl2, chất nào phản ứng tạo kết tủa trắng là BaCl2, còn NaCl không phản ứng với dung dịch H2SO4

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Câu 3. 

a) Khi cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch AgNO3, thấy có kết tủa AgCl màu trắng xuất hiện, dung dịch không màu bị vẩn đục.

Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl

0,005    0,01             0,005         0,01

b) Số mol CaCl2 bằng: nCaCl2 = 2,22/111 = 0,02 mol

Số mol AgNO3 bằng: nAgNO3 = 1,7 /170 = 0,01 mol

Kết thúc phản ứng: AgNO3 phản ứng hết, CaCl2 còn dư: 0,02 - 0,005 = 0,015 mol

Khối lượng kết tủa AgCl thu được bằng: mAgCl = nAgCl.MAgCl = 0,01.143,5 = 1,435 gam

Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 - Đề 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2 B. FeO, CaO, MgO
C. CO2, CaO, BaO D. MgO, CaO, NO

Câu 2. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4 B.5 C.6 D.3

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO B. FeO C. CaO D. ZnO

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO B. Al C. K2O D. NaOH

Câu 6. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?

A. HCl, KCl

B. HCl và Ca(OH)2

C. H2SO4 và BaO

D. NaOH và H2SO4

Câu 7. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn B. Mg và Ag
C. Na và Mg D. Zn và Cu

Câu 8. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, Cu(OH)2

B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2

C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2

D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2

Câu 9. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2

C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH

D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 10. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối

A. Na2CO3 B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3 D. NaHCO3, CO2

Câu 11. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

D. BaCO3 và HCl

Câu 12. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm CO2, SO2 và O2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 B. Ca(OH)2
C. NaHSO3 D. CaCl2

Câu 13. Vôi sống có công thức hóa học nào sau đây?

A. CaO B. CaCO3
C. Ca(OH)2 D. Ca(HCO3)2

Câu 14. Ứng dụng chính của lưu huỳnh đioxit là gì?

A. Sản xuất lưu huỳnh

B. Sản xuất O2

C. Sản xuất H2SO

D. Sản xuất H2O

Câu 15. Cho 6,5 gam Kẽm tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí Hidro thoát ra (Đktc) là bao nhiêu lít?

A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít

Câu 16. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2

A. NaOH, K2SO4 và Zn

B. NaOH, AgNO3 và Zn

C. K2SO4, KOH và Fe

D. HCl, Zn và AgNO3

II. TỰ LUẬN (6đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 2. (2đ) Có 4 lọ mất mất nhãn, đựng trong lọ riêng biệt là dung dịch không màu: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3. (2đ) Hòa tan 8 gam CuO trong 100 gam dung dịch H2SO4 19,6%.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được

........................HẾT....................

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Hóa  - Đề 2

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 

1 B 2 B 3 C 4 B 5 A 6 A 7 D 8 D
9 C 10 C 11 A 12 B 13 A 14 C 15 A 16 B

II. Tự luận

Câu 1. 

(1) S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} SO2

(2) 2SO2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 2.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Sử dụng quỳ tím để nhận biết được 2 nhóm:

Nhóm 1: HCl và H2SO4: Làm quỳ chuyển sang màu đỏ

Nhóm 2: KCl và K2SO4: Không làm quỳ đổi màu quỳ tím

Nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 1, chất không phản ứng là HCl, chất phản ứng tạo kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Tiếp tục nhỏ dung dịch BaCl2 vào nhóm 2, chất không phản ứng là KCl, chất phản ứng tạo kết tủa là K2SO4

BaCl2 + K2SO4 → BaSO4 + 2KCl

Câu 3. 

nCuO = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,1 → 0,1 → 0,1

Khối lượng H2SO4 bằng:

{m_{{H_2}S{O_4}}} = \frac{{{m_{dd.}}C\% }}{{100\% }} = \frac{{100 \times 19,6}}{{100}} = 19,6 gam

=> nH2SO4 = 0,2 mol

nCuO < nH2SO4 => CuO phản ứng hết, H2SO4 dư sau phản ứng.

Dung dịch sau phản ứng gồm:

\left\{ \begin{array}{l}
nCuS{O_4} = 0,1mol\\
n{H_2}S{O_4}du = 0,2 - 0,1 = 0,1mol
\end{array} \right.

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd = mct + mdm = mCuO + mdd H2SO4 = 8 + 100 = 108 gam

\begin{array}{l}
C{\% _{CuS{O_4}}} = \frac{{{m_{CuSO}}_{_4}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%  = \frac{{0,1 \times 160}}{{108}} = 15,09\% \\
C{\% _{{H_2}S{O_4}(du)}} = \frac{{{m_{{H_2}S{O_4}}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%  = \frac{{0,1 \times 98}}{{108}} = 9,07\% 
\end{array}

Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 - Đề 3

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?

A. CO2, Na2O, SO3

B. N2O, BaO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2

D. CuO, CO2, Na2O

Câu 2. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M B. 1M C. 0,2M D. 2M

Câu 3. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?

A. 1 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl D. CO2

Câu 5. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O B. HCl C. Na2O D. CO2

Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 7. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 8. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O B. MgO C. CaO D. BaO

Câu 9. Cho 12,8 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đăc nóng dư. Thể tích khí sunfuro (đktc) thu được sau khi kết thúc phản ứng là:

A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít

Câu 10. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng quan sát được là:

A. quỳ tím chuyển sang màu xanh

B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ

C. quỳ tím bị mất màu

D. quỳ tím không đổi màu

Câu 11. Điện phân dung dịch natri clorua NaCl trong bình điện phân có màng ngăn tại cực dương thu được

A. khí clo B. dung dịch NaOH
C. Khí hidro D. dung dịch HCl

Câu 12. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được khi cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 4,48 lít B. 5,6 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1. (2đ). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3

Câu 2.(2đ) Chỉ dung quỳ tím, nhận biêt các dung dịch đựng riêng biệt trong các ống nghiệm sau bằng phương pháp hóa học: HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Na2SO4, KNO3

Câu 3. (2đ) Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

Câu 4. (1đ) Từ 160 tấn quặng pirit sắt FeS2 (chứa 40% lưu huỳnh) người ta sản xuất được 147 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất quá trình sản xuất axit sunfuric.

........................HẾT....................

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Hóa - Đề 3

I. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1 C 2 B 3 C 4 D 5 B 6 B
7 D 8 C 9 A 10 A 11 A 12 C

II. Tự luận

Câu 1.

1) 4Na + O2 → 2Na2O

2) Na2O + H2O → NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O → 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Câu 2.

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Nhúng quỳ tím vào 5 dung dịch trên, thu được kết quả sau:

Nhóm 1: Làm quỳ chuyển màu đỏ: HCl, H2SO4

Nhóm 2: Làm quỳ tím chuyển màu xanh: Ba(OH)2

Nhóm 3: Không làm đổi màu quỳ tím: Na2SO4, KNO3

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm 1, dung dịch nào cho kết tủa trắng là H2SO4, dung dịch không thấy hiện tượng gì là HCl (Có xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng)

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào nhóm 3, dung dịch cho kết tủa trắng là Na2SO4, dung dịch không thấy hiện tượng gì là KNO3

Phương trình hóa học xảy ra là:

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + H2O

Ba(OH)2 + Na2SO4 → 2NaOH + BaSO

Câu 3.

Ta có:

nH2SO4 = 0,04 mol

Gọi số mol của MgO và Al2O3 lần lượt là x, y

Theo đề bài ta có: 40x + 102 y = 1,82 (1)

PTHH:

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

x            x

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

y                 3y

Theo phương trình: nH2SO4 = x + 3y = 0,05 (2)

Giải hệ phương trình (1), (2) được: x = 0,02; y = 0,01

Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp:

\begin{array}{l}
\% {m_{MgO}} = \frac{{0,02.40}}{{1,82}}.100\%  = 43,96\% \\
 =  >  \% {m_{A{l_2}{O_3}}}  =  100\%  - 43,96\%  = 56,04\% 
\end{array}

Câu 4.

Khối lượng FeS2 có trong 80 tấn quặng FeS2 là:

\frac{{160.40\% }}{{100\% }} = 64 (tấn)

Sơ đồ quá trình sản xuất H2SO4 từ quặng pirit sắt:

S → SO2 → SO3 → H2SO4

Theo PTPƯ: 32                                 98 gam

64 tấn → \frac{{64.98}}{{32}} = 196     (tấn)

Nhưng thực tế chỉ thu được 147 tấn H2SO4

Hiệu suất quá trình sản xuất H2SO4:.

H = \frac{{147}}{{196}}.100\%  = 75\%

Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 - Đề 5

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O

B. CaO, N2O5, Na2O, ZnO

C. Na2O, BaO, N2O, Fe2O3

D. SO3, CO2, BaO, Na2O

Câu 2. Chất nào sau đây hòa tan vào nước được dung dịch làm quỳ hóa xanh 

A. Na2O

B. P2O5

C. SO2

D. CuO

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. ZnO

B. FeO

C. CaO

D. K2O

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào sauđây dùng để điều chế khí lưu huỳnh đioxit trong công nghiệp

A. Na2SO3 và H2SO4

B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. Fe tác dụng H2SO4 đặc nóng

D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Dùng kim loại nào sau đây có thể nhận ra sự có mặt của HCl. Trong dung dịch  gồm: HCl, NaCl, H2O

A. Zn

B. Cu

C. Na

D. Ag

Câu 6. Kim loại X tác dụng với HCl loãng giải phóng khí Hiđro. Dẫn toàn bộ lượng khí H2 trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Al

B. Mg và Fe

C. Na và Mg

D. Al và Cu

Câu 7. Dãy chất nào sau đây gồm bazơ bị nhiệt phân hủy là?

A. Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2

B. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2

C. KOH, CaOH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3

D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2

Câu 8. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg

B. Mg(OH)2

C. MgO

D. Cu

Câu 9. Cặp chất khi phản ứng tạo ra chất khí là.

A. K2CO3 và H2SO4

B. AgNO3 và BaCl2

C. Na2SO4 và BaCl2

D. KOH và Fe(NO3)3

Câu 10. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí gồm N2, SO2, có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ba(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 11. Nếu dẫn 0,01 mol CO2 vào 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì  sau phản ứng thu được

A. BaCO3

B. Ba(HCO3)2

C. BaCO3 và Ba(HCO3)2

D.  BaCO3 và Ba(OH)2

Câu 12. Cho m gam mạt sắt vừa đủ tác dụng với 150 ml dung dịch H2SO4 1M loãng dư. Khối lượng mạt sắt đã dùng cho phản ứng là:

A. 4,2 gam

B. 5,6 gam

C. 8,4 gam

D. 16,8 gam

Câu 13. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M

B. 1M

C. 0,2M

D. 2M

Câu 14. Cho các oxit sau: Na2O, CO, SO2, BaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 15. Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3(PO4)2, NaCl người ta dùng dung dịch:

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. KOH

D. NaNO3

Câu 16. Cho các chất sau: Na2CO3, NaOH, NaHCO3, H2SO4, Ca(HCO3) và Na2O. Số chất thuộc loại muối là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 17. Cho 2,4 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 22,4 lít

Câu 18. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

A. 98 kg

B. 49 kg

C. 48 kg

D. 96 kg

Câu 19. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO

B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl

Câu 20. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng

A. Cu, Mg(OH)2, CuO và SO

B. Fe, Cu(OH)2, MgO và CO2

C. Cu, NaOH, Mg(OH)2 và CaCO3

D. Cu, MgO, CaCO3 và CO2

Câu 21. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2, CO2 và O2 người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Ca(OH)2

B. HCl

C. NaHCO3

D. CaCl2

Câu 22. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch

A. NaCl và AgNO3

B. KOH và CuCl2

C. H2SO4, BaCl2

D. NaNO3 và K2SO4

Câu 23. Hòa tan 1,0 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3 vào 100ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 0,1792 khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là

A. 0,16M

B. 0,235M

C. 0,25M

D. 0,2M

Câu 24. Cho sơ đồ phản ứng sau;

Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Y↑ + H2O

Y là chất nào sau đây?

A. SO

B. SO3

C. H2S

D. H2SO3

Câu 25. Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:

A. 3,6 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 0,896 lít

Đáp án đề thi hóa lớp 9 giữa học kì 1 - Đề 2

1 D 2 A 3 C 4 D 5 A
6 D 7 D 8 A 9 A 10 B
11 B 12 C 13 B 14 B 15 B
16 B 17 C 18 B 19 C 20 C
21 A 22 D 23 B 24 A 25 A

.............................

Để có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra giữa học kì 1 Hóa 9, bạn đọc cần nắm chắc nội dung hợp chất vô cơ, tính chất hóa học chung, cũng như riêng của từng chất, các phân loại, gọi tên, các bài tập tính toán có liên quan đến từng nội dung bài học.

Trên đây TimDapAnđã đưa tới các bạn bộ tài liệu Bộ đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 (Có đáp án) rất hữu ích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!