Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 đề 2 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2020 - 2021 Đề 3 có đáp án được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn là nội dung thi giữa học kì 1. Giúp các em ôn tập, rèn luyện các thao tác kỹ năng làm bài, từ đó tự đánh giá năng lực học của mình. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2020 - 2021 Đề 4
- Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2020 - 2021 Đề 2
- Tính chất hóa học của oxit axit bazơ muối
- Bài tập Hóa học 9 Chương 1: Các hợp chất vô cơ
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa lớp 9 năm 2020
Môn học: Hóa học 9
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao bài
Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề số 3
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3đ)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)
Câu 1. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2. Rót dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch MgSO4. Dùng một lượng dư các chất theo thứ tự sau đây để tách riêng từng muối có trong dung dịch thu được?
A. Ba(OH)2, HCl
B. Ca(OH)2, HCl
C. Na2CO3, HCl
D. H2SO4, NaOH
Câu 3. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước
A. SO3
B. SO2
C. CuO
D. P2O5
Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag, Fe, Mg
B. Fe, Cu, Al
C. Al, Mg, Zn
D. Zn, Cu, Mg
Câu 5. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:
A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.
C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.
D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
Câu 6. Trong quá trình sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp không có công đoạn nào sau đây?
A. Đốt lưu huỳnh (hoặc quặng pirit) trong không khí
B. Oxi hóa SO2 có xúc tác V2O5 ở nhiệt độ 450oC.
C. Dùng nước (hoặc axit sunfuric đặc) hấp thụ SO3
D. Dẫn khí SO2 qua bình đựng đung dịch H2SO4 loãng
Câu 7. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O
B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O
C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl
D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2
Câu 8. Cho phản ứng sau:
NaCl + H2O X + H2 + Cl2 (có màng ngăn)
X là
A. Na
B. NaOH
C. NaClO
D. Na
Câu 9. Cho dung dịch chứa 10 gam Ca(OH)2 tác dụng hoàn toàn với một dung dịch chứa 7,3 gam HCl. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được sau phản ứng thấy quỳ tím
A. đổi màu đỏ
B. không đổi màu
C. đổi màu xanh
D. mất màu
Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn 12,6 gam muối cacbonat của kim loại M (hóa trị II). Dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 15 gam kết tủa. Kim loại M là:
A. Mg
B. Zn
C. Ba
D. Ca
Câu 11. Trong tự nhiên, muối natri clorua có nhiều trong
A. nước mưa
B. nước biển
C. nước giếng khoan
D. cây cối, thực vật
Câu 12. Axit được sử dụng để điều chế các muối clorua, làm sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn,... là:
A. HCl
B. H2SO4
C. H3PO4
D. H2SO3
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (1,5đ) Viết phương trình hóa học theo sơ đồ dãy chuyển hóa sau
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → BaSO4
Câu 2 (2,0đ) Hãy ghép thí nghiệm ghi ở cột (I) với hiện tượng ghi ở cột (II) cho phù hợp.
Thí nghiệm (I) | Hiện tượng (II) |
A. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 | (1) Chất rắn màu trắng tạo thành, dung dịch thu được không màu |
B. Cho dây Al vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. | (2) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được không màu |
C. Cho dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na2SO4. | (3) Chất rắn màu đỏ tạo thành bám vào thanh kim loại, màu xanh của dung dịch nhạt dần |
D. Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 | (4) Chất rắn màu nâu đỏ tạo thành, dung dịch thu được màu trắng |
(5) Chất rắn tan dần, dung dịch tạo thành màu xanh |
Câu 3. (2,5đ) Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc)
a) Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4. Dẫn V (lít) khí CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính giá trị của V.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Hóa lớp 9 đề 3
I. Câu hỏi trắc nghiệm
1D | 2A | 3D | 4C | 5D | 6D |
7C | 8B | 9C | 10A | 11B | 12A |
II. Phần câu hỏi tự luận
Câu 1.
1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
2) 2SO2 + O2 2SO3
3) SO3 + H2O → H2SO4
4) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Câu 2.
A - 2; B - 3; C - 1; D- 5
Câu 3.
Ở đây ta nhận thấy CaCO3 phản ứng được với HCl còn CaSO4 không phản ứng được với HCl
nCO2 = 0,03 mol
Phương trình phản ứng hóa học:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
nHCl phản ứng = 2nCO2 = 2. 0,03 = 0,06 mol
c) nCaCO3 = nCO2 = 0,03 mol
Câu 4.
nBaOH)2 = 0,2 mol
nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1 mol
Nhận xét: nBaCO3 < nBa(OH)2 => Xảy ra cả 2 trường hợp
TH1: Phản ứng tạo ra BaCO3, Ba(OH)2 còn dư
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
nCO2 = nBaCO3 = 0,1 mol
VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
TH2: Phản ứng tạo ra 2 muối BaCO3, Ba(HCO3)2
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,1 0,1 0,1 0,1 (mol)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
0,2 0,2 - 0,1 = 0,1 (mol)
Tổng số mol CO2 phản ứng bằng: 0,1 + 0,2 = 0,3 mol
V CO2 = 0,3.22,4 = 6,72
Vậy có 2 giá trị V thỏa mãn đề bài toán
.............................
Trên đây TimDapAnđã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2020 - 2021 Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.