Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 Đề 7 có đáp án được đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn là nội dung thi giữa học kì 1. Đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết cũng như các dạng bài tập tính toán giúp ôn tập, củng cố cũng như rèn luyện các kĩ năng thao tác giải các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
A. Tài liệu ôn tập giữa học kì 1 lớp 9 môn Hóa
- Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 Chương 1: Các hợp chất vô cơ Có đáp án
- Bài tập hóa học lớp 9 chương 1: Các hợp chất vô cơ
- 100 Câu hỏi trắc nghiệm về Oxit - Axit - Bazơ - Muối
- Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học phần bài tập lớp 9
- Chuỗi phản ứng Hóa học vô cơ lớp 9
B. Một số đề thi giữa học kì 1 hóa 9 mới nhất
- Bộ 9 đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 Có đáp án
- Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2022 Đề 1
- Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 9 năm 2021 - 2022 Đề 2
- Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 Đề 6
- Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 Đề 5
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa lớp 9 năm 2021
Môn học: Hóa học 9
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao bài
Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề số 7
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,4đ)
Biết: Ba = 137, Na = 23, K = 39, Fe = 56, C = 12, H =1, O= 16, S = 32, Cl =35,5, Mg =24.
Câu 1. Dãy oixt nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?
A. CaO SO2, CO2, SO3
B. P2O5, SO3, N2O5, CO2
C. CO, SO2, FeO, Cl2O7
D. NO, Al2O3, P2O5, SO2
Câu 2. Cho dãy bazo sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 3. Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nito và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là:
A. KNO3
B. KClO3
C. NaNO3
D. NaNO2
Câu 4. Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nito cao nhất?
A. Kali nitrat
B. Amini sunfat
C. Ure
D. Amoni nitrat
Câu 5. Dãy gồm các chất tác dụng được với Na2CO3 trong dung dịch là:
A. H2SO4, KOH và KNO3
B. HCl, KOH và SO2
C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2,
D. KOH, SO2 và KNO3
Câu 6. Chỉ dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:
A. KOH, KHCO3, Na2CO3
B. KOH, Na2CO3, AgNO3
C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3
D. KOH, Na2CO3, AgNO3
Câu 7. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí N2 và CO2, có thể dùng chất nào sau đây?
A. H2SO4
B. Ca(OH)2
C. NaHSO3
D. CaCl2
Câu 8. Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?
A. CuO, Fe2O3, CO2
B. CuO, P2O5, Fe2O3
C. CuO, SO2, BaO
D. CuO, BaO, Fe2O3
Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:
A. 43,96% và 56,04%
B. 56,33% và 43,67%
C. 27,18% và 72,82%
D. 53,63% và 46,37%
Câu 10. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:
A. CuO
B. ZnO
C. PbO
D. CaO
Câu 11. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng
A. Giấy quỳ tím ẩm
B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
C. Than hồng trên que đóm
D. Dẫn các khí vào nước vôi trong
Câu 12. Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch
A. Na2CO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3
D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 13. Tính chất hóa học nào không phải của axit
A. Tác dụng với kim loại
B. Tác dụng với muối
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với oxit bazơ
Câu 14. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Ca và Zn
B. Mg và Ag
C. Na và Mg
D. Zn và Cu
Câu 15. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:
A. 1M
B. 0,1M
C. 2M
D. 0,2M
Câu 16. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:
A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô
B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô
C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô
D. Sắt (II) clorua và nước
Câu 17. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4
A. 98 kg
B. 49 kg
C. 48 kg
D. 96 kg
Câu 18. Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:
A. Phản ứng trung hoà
B. Phản ứng thế
C. Phản ứng hoá hợp
D. Phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 19. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Cu, K2O, Ba(OH)2, AgCl
B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3
C. H2O, BaO, KOH, CO2
D. CaO, P2O5, Al(OH)3, Mg
Câu 20. Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):
A. KOH và NaCl
B. KOH và HCl
C. KOH và MgCl2
D. KOH và Al(OH)3
Câu 21. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HCl
C. KOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, KNO3
Câu 22. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh . Đạm urê được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm vượt trội như: dễ tan trong nước, hàm lượng N cao,… Công thức hóa học của đạm urê là:
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. CO(NH2)2
D. (NH4)3PO4
Câu 23. Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là:
A. 1.12 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 3,36 lít
Câu 24. Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?
A. BaCl2
B. HCl
C. Na2CO3
D. CaCl2
Câu 25. Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 25% và 75%
B. 30% và 70%
C. 75% và 25%
D. 70% và 30%
...........HẾT........
Đáp án Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9
1B | 2B | 3A | 4C | 5C |
6D | 7B | 8C | 9A | 10D |
11B | 12C | 13C | 14D | 15A |
16A | 17A | 18A | 19B | 20A |
21C | 22C | 23B | 24B | 25A |
Hướng dẫn giải chi tiết
Câu 12
Ta có nNaOH/nCO2 = 0,2/0,2 =1 → Sau phản ứng thu được NaHCO3.
Câu 14.
Do X tác dụng với H2SO4 loãng, giải phóng H2 nên X không thể là Cu và Ag → loại A và B
Do H2 không khử được MgO để tạo thành Mg → loại C
Câu 15.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,2 ← 0,1 mol
CMHCl = 0,2/0,2 = 1M
Câu 17.
Số mol FeS2 = 60/120 = 0,5 (mol)
Bảo toàn nguyên tố lưu huỳnh ta có:
FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4
0,5 → 1 (mol)
Khối lượng axit sản xuất được là: m = n. M = 1. 98 = 98 (kg)
Câu 19. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl
B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Câu 21. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là dung dịch bazo
C. KOH, Ca(OH)2
Câu 23.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
0,1 → 0,1 mol
→ Vkhí = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 24.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Cô cạn cho H2O, HCl bay hơi được NaCl tinh khiết.
....................
Trên đây TimDapAnđã đưa tới các bạn Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 9 năm 2021 - 2022 Đề 7. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.