Đề thi chọn lớp khối 10 môn Hóa học
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Hóa học trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra nhằm đánh giá phân loại học sinh, từ đó có phương hướng thích hợp trong dạy và học để phát huy tốt nhất khả năng của các em. Mời quý thầy cố và các bạn cùng tham khảo.
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Toán trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi chọn lớp khối 10 môn Vật lý trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ———**——— |
ĐỀ CHỌN LỚP KHỐI 10 NĂM HỌC 2016 -2017 MÔN: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. ——————— |
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Zn = 65; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1 (2 điểm)
Hoàn thành chuỗi phương trình phản ứng sau:
Fe →FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2
↓ ↓
Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
Câu 2 (2 điểm)
Hoàn tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M.
a. Viết các phương trình hóa học.
b. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3 (1 điểm)
Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu là NaCl, HCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học.
Câu 4 (3 điểm)
Để hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Fe và Mg cần vừa đủ 98 gam dung dịch H2SO4 a%. Sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc).
a. Tính a.
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 5 (2 điểm)
Khi đun nóng a gam bột kim loại M (chưa rõ hóa trị) với khí clo dư, sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bằng 2,902a gam. Xác định kim loại M?
(Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH)
Đáp án đề thi chọn lớp khối 10 môn Hóa học
Câu 1 (2 điểm)
Mỗi phương trình đúng được 0,25 điểm
- Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl
- FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
- Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 3H2O
- Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
- 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3
- 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 2 (2 điểm)
a. PTPU:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2
b. nHCl = 0,4 mol
Đặt nCaCO3 = a mol; nMgCO3 = b mol
Theo bài ra: 100a + 84b = 18,4 (1)
Theo phương trình: nHCl = 2 (a + b) = 0,4 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: a = 0,1; b = 0,1
mCaCO3 = 0,1 . 100 = 10 gam
→ %mCaCO3 = 54,35%
→ % mMgCO3 = 45,65%
Câu 3 (1 điểm)
Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử, đánh số thứ tự.
Dùng quỳ tím làm thuốc thử. Chia thành hai nhóm
- Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là HCl và H2SO4 (nhóm 1).
- Nhóm không làm đổi màu quỳ tím là NaCl và Na2SO4 (nhóm 2)
- Dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết từng chất trong hai nhóm
- Nhóm 1: Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa là H2SO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Còn lại không có hiện tượng là HCl
- Nhóm 2: Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa là Na2SO4.
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Còn lại không có hiện tượng là NaCl.
Câu 4 (3 điểm)
PTPU:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
nH2 = 0,2 mol
gọi nFe = x mol, n Mg = y mol
Theo ptpư và theo bài ra ta có hệ: nH2 = x + y = 0,2
56x + 24y = 8
→ x = y = 0,1 mol
a. Theo phương trình: nH2SO4 = x + y = 0,2 mol
→ mH2SO4 = 0,2. 98 = 19,6 gam
→ C% H2SO4 = a = 19,6.100%/98 = 20%
b. mFe = 0,1. 56 = 5,6 gam
→ %mFe = 5,6/ 8 = 70%
→ % mMg = 30%
c. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mKL + mddH2SO4 = mddspư + mH2
→ mddspư = 8 + 98 – 0,2. 2 = 105,6 gam
Theo pt: nFeSO4 = nFe = 0,1 mol; nMgSO4 = nMg = 0,1 mol
mFeSO4 = 0,1 .152 = 15,2 g; mMgSO4 = 120. 0,1 = 12g
C%FeSO4 = 15,2/105,6 = 14,39%; C%MgSO4 = 12/105,6 = 11,36%
Câu 5 (2 điểm)
Gọi hóa trị của kim loại là: n
Ptpư: 2M + nCl2 → 2MCln
nM = a/M mol
nMCln = 2,902a/(M+ 35,5n) mol
Theo ptpư: nM = nMCln → a/M = 2,902a/(M + 35,5n)
→ M = 35,5.n/1,902
Lập bảng thì được n = 3 và M = 56 → kim loại M là: Fe