Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Sinh học có đáp án
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên có kèm theo đáp án gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, là tài liệu tham khảo giúp các em học tốt môn Sinh học 10.
Nội dung đề bám sát chương trình môn Sinh học 10, giúp các em làm quen và tiếp cận với các dạng bài tập cơ bản thường gặp, củng cố và nắm vững kiến thức. Các em có thể tự học bài ở nhà và chuẩn bị kiến thức cho những kì thi quan trọng. Để đạt kết quả cao các em tham khảo thêm tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 10. Mời các em tham khảo:
SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN Trường THPT Lê Thành Phương
| ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ MÔN SINH HỌC 10 (Thời gian 45 phút) |
I/ Phần trắc nghiệm:
Chọn đáp án đúng
Câu 1. Năng lượng được tích lũy trong tế bào những dạng nào?
A /Dạng nhiệt năng.
B/ Dạng điện năng.
C/ Dạng quang năng.
D/ Dạng hóa năng ATP.
Câu 2. Chuyển hóa vật chất trong tế bào là:
A/ Biến chất này thành chất khác.
B/ Quá trình tổng hợp hay phân giải các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng.
C/ Chuyển cơ năng thành điện năng.
D/ Chuyển quang năng thành hóa năng.
Câu 3. Enzim được hiểu là:
A/ Chất xúc tác cho phản ứng hóa học.
B/ Là cơ chất tham gia phản ứng sinh học để tạo ra sản phẩm.
C/ Là chất xúc tác cho phản ứng hóa sinh, diễn ra trong điều kiện bình thường cơ thể sinh vật chấp nhận được.
D/ Chất xúc tác mạnh.
Câu 4: Enzim khi tham gia xúc tác có đi vào tạo thành sản phẩm không?
A/ Có.
B/ Không tạo bất kỳ sản phẩm trung gian nào.
C/ Có tham gia và không tái tạo được.
D/ Chỉ làm nhiệm vụ xúc tác để tạo phức hợp trung gian.
Câu 5. Tại sao khi lên men rượu người ta phải đợi cho cơ chất (nguyên liệu chín) nguội đến 35 đến 40 độ C?
A/ Vì enzim chỉ thích ở nhiệt độ ấy.
B/ Vì enzim không thể hoạt động ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
C/ Vì tránh hiện tượng sinh ra sản phẩm lạ.
D/ Vì enzim dễ biến tính, mất hoạt tính khi nhiệt độ cao.
Câu 6. Khi lên men rượu ta có thể dùng đồng thời nhiều loại en zim bất kỳ không?
A/ Có thể.
B/ Không thể.
C/ Dùng nhiều loại em zim có đối kháng nhau.
D/ Dùng nhiều loại em zin có thứ tự, cùng xúc tác chuỗi phản ứng để sinh ra sản phẩm cuối cùng mà ta cần.
Câu 7. Tại sao phải cho muối ăn 5% vào lu ( hủ) khi muối dưa chua đã đạt độ chín ( đủ chua)?
A/ Vì cho muối ăn vào để mặn làm ngon sản phẩm.
B/ Vì muối ăn cũng là en zim.
C/ Vì muối ăn là chất ức chế.
D/ Vì dưa chua quá lạt.
Câu 8. Hô hấp tế bào có giống quá trình đốt cháy chất hữu cơ trong không khí không?
A/ Hoàn toàn tương tự.
B/ Khác nhau rất nhiều về bản chất.
C/ Không có sự thâm za của en zim.
D/ Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng.
Câu 9. Năng lượng được tạo ở quá trình hô hấp tế bào là dạng:
A/ Dạng nhiệt năng.
B/ Dạng cơ năng.
C/ Dạng thế năng.
D/ Dạng hóa năng ATP.
Câu 10. Chuỗi vận chuyển electron trong quá trình hô hấp được hiểu:
A/ Tương tự như electron đang chạy trong dây dẫn kim loại.
B/ Là sự cho nhận giữa các chất tham gia các phản ứng oxy hóa khử.
C/ Chuyển động theo chiều chênh lệch hiệu điện thế.
D/ Là bản chất thay đổi tính ôxy hoa khử của các chất vận chuyên như NADH, NAD+, FAD+, FADH2)
Câu 11. Quang hợp gồm các pha:
A/ Pha sáng.
B/ Pha sáng không cần ánh sáng.
C/ Pha sáng quang phân ly nước.
D/ Pha sáng và pha tối.
Câu 12. Tại sao các cây họ xương rồng lại được gọi là thực vật CAM- C3?
A/ Vì xương rồng không có lá.
B/ Vì khả năng chịu đựng nắng hạn.
C/ Vì nó ít tạo ra lượng đường.
D/ Vì đa số sản phẩm quang hợp được tạo ra đầu tiên hầu hết là chất hữu cơ có ba cacbon.
Câu 13. Oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp từ hợp chất nào?
A/ Từ quá tách ôxy trong CO2.
B/ Từ quá trình tách ôxy từ phân tử nước.
C/ Từ quá trình hô hấp nội bào sinh ra.
D/ Từ các hoạt động sinh lý khác.
Câu 14. Pha tối quang hợp không cần ánh sáng vì:
A/ Vì không cần năng lượng.
B/ Vì không cần thải CO2.
C/ Vì chỉ sử dụng năng lượng từ pha sáng chuyển sang.
D/ Vì chỉ dùng en zim để tổng hợp các chất.
Câu 15. Nguyên phân được hiểu đúng là:
A/ Phân đôi tế bào.
B/ Phân bào mà kết quả tế bào mới được sinh ra giống như tế bào ban đầu về chất lượng sống lượng nhiễm sắc thể.
C/ Không có hoạt động nhân lên nhiễm sắc thể.
D/ Hình thức phân bào đơn giản nhất.
Câu 16. Tại sao tế bào được coi là một đơn vị sống toàn vẹn?
A/ Vì tế bào chứa đủ vật chất di truyền của loài.
B/ Vì tế có khả năng tái sinh.
C/ Vì tế bào phát sinh giao tử đơn bội.
D/ Vì tế bào có khả năng hình thành mô.
Câu 17. Giảm phân được hiểu đúng là:
A/ Phân bào bị giảm đi số lượng.
B/ Số lượng tế bào được sinh ra bị giảm số lượng.
C/ Vì tế bào giao tử được hình thành có số lượng NST đơn bội (n).
D/ Chỉ có ở phát sinh bào tử.
Câu 18. Quá trình giảm phân có mấy lần nhân lên nhiễm sắc thể?
A/ Có 1 lần, ở lần phân bào thứ I.
D/ Có 2 lần.
C/ Có 4 lần.
D/ Có 5 lần tương ứng với 5 kỳ phần bào.
Câu 19. Giảm phân là một quá trình chỉ diễn ra:
A/ Tế bào rễ của thực vật sinh sản bằng rễ – củ.
B/ Ở tế bào lá của thực vật sinh sản bằng lá.
C/ Ở túi bào tử đối với dương xỉ.
D/ Ở tế bào sinh sản của sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 20. Môi trường sống của vi sinh vật ít phổ biến phổ biến là:
A/ Môi trường tự nhiên.
B/ Môi trường nhân tạo.
C/ Môi trường bán nhân tạo.
D/ Môi trường sinh vật.
Câu 21. Các kiểu dinh dưỡng thường được căn cứ trên các yếu tố nào sau đây:
A/ Nguồn gốc các bon và năng lượng cung cấp chi VSV.
B/ Chất các bon lấy từ đâu.
C/ Năng lượng cung cấp có nguồn từ đâu.
D/ Môi trường sống của vi sinh vật.
Câu 22 Nấm men dùng lên men rượu là sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng nào.
A/ Hóa tự dưỡng.
B/ Hóa dị dưỡng.
C/ Quang dị dưỡng.
D/ Quang tự dưỡng.
Câu 23 Phân giải của vi sinh vật có bản chất giống những quá trình nào dưới đây?
A/ Đốt cháy chất hữu cơ trong không khí.
B/ Tiêu hóa của động vật bật cao.
C/ Hô hấp nội bào.
D/ Phản ứng hóa học.
Câu 24 Các loài vi sinh vật sống trong đất sử dụng năng lượng từ nguồn nào cung cấp?
A/ Từ ánh sáng mặt trời.
B/ Từ nguồn các bon tự tổng hợp.
C/ Từ phản ứng do chúng tự chuyển hóa các chất .
D/ Từ các chất CO2 và CH4 có trong đất.
Câu 25. Nhận định nào sau đây là đúng?
A/ Hầu hết vi sinh vật đều có hại.
B/ Hầu hết là có lợi.
C/ Một số có lợi và một số có hại.
D/ Không có lợi vì chúng sống ký sinh.
Câu 26 Phân hữu cơ vi sinh là:
A/ Nuôi cấy VSV để làm phân.
B/ Nuôi cấy vi sinh vật có ích để chế biến phân hữu cơ.
C/ Dùng xác vi sinh vật để làm phân.
D/ Nuôi cấy vi sinh vật để diệt trừ sâu hại.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A/ Vi rus là sinh vật sống có cấu tạo đơn bào;
B/ Vi rus là vật chất sống ký sinh, chưa có cấu tạo tế bào.
C/ Vi rus là sinh vật sống tự do gây bệnh.
D/ Vi rus là vi khuẩn siêu nhỏ.
Câu 28. Tại sao vi rus là đối tượng nguy hiểm?
A/ Vì virus rất nhỏ khó phát hiện;
B/ Vì virus chỉ nhân lên khi đã vào trong tế bào vật chủ;
C/ Vì khả năng tồn tại của virus trong môi trường rất nhiều;
D/ Vì con người chưa hiểu biết đầy đủ về nó.
II/ Phần tự luận:
Câu 1. Nêu những điểm khác nhan cơ bản của phân bào nguyên nhiễm với phân bào giảm nhiễm?
Câu 2. Tóm tắt quá trình xâm nhiễm của virus? Vì sao virus chỉ tồn tại ký sinh trên tế bào vật chủ?
Đáp án đề kiểm tra môn Sinh học 10
I/ Phần trắc nghiệm:
1. D | 2. B | 3. C | 4. D | 5. D | 6.D | 7. C | 8. B | 9. D | 10. D |
11. D | 12. D | 13. B | 14. C | 15. B | 16A | 17. C | 18. A | 19. D | 20. B |
21. A | 22. B | 23. C | 24. C | 25. C | 26.B | 27.B | 28. B | x | x |
II/ Phần tự luận
Câu 1. (2 điểm)
* Khác nhau về nguyên lý:
+ Hình thức phân bào ở tế bào sinh dưỡng;
+ Nhân lên và phân chi nhiễm sắc thể, sau đó tiến hành phân chia tế bào;
+ Quá trình chỉ diễn ra 1 lần nhân lên NST và 1 lần phân chia tế bào;
+ Thời gian diễn ra ngắn, được tiến hành liên tục trong chu kỳ sinh trưởng của cơ thể sinh vật.
- Hình thức phân bào phát sinh giao tử ở tế bào sinh sản ( sinh dục);
- Quá trình gồm 1 lân nhân lên nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào;
- Thời gian kéo dài hơn, chỉ diễn ra ở giai đoạn chín của tế bào sinh dục mẹ.
* Khác nhau về kết quả:
+ Nguyên phân giúp cơ thể tăng lên về số lượng tế bào theo công thức (a x 2 k) tế bào mới.
+ Về vật chất di truyền đảm bảo sự bảo toàn về số lượng và chất lương NST trong tế bào con (2n).
- Giảm phân tạo ra giao tử, để hình thành giao tử đực hoặc giao tử cái (trứng – noãng; tinh trùng – hạt phấn) cho sinh sản hữu tính.
- Tạo ra giao tử đơn bội 1(n), khác nhau về chất lượng NST (tạo ra nhiều kiểu giao tử khác nhau (2n) kiểu giao tử (n là số nhiễm sắc thể đơn của tế bào mẹ);
- Mỗi tế bào sinh dục khi đã trải qua giảm phân chỉ 1 lần, tạo ra 1 trứng (noãng) hoặc 4 tinh tử đực.
Câu 2. (1 điểm)
- Tiếp xúc > Xâm nhập > nhân lên> phát tán.
- Toàn bộ quá trình đều diễn ra trong tế bào vật chủ, lấy vật chất trong tế bào chủ để xây dựng lõi và vỏ cho virus
- Do đặc tính này mà virus phải ký sinh bắt buộc, dễ biến đổi cấu trúc gen, là tính chất nguy hiểm đối với rirus độc hại!
- Mời bạn làm online: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên
TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em học tập tốt. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 10 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Toán 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh 10,...