Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm học 2022 - 2023 được TimDapAntổng hợp và đăng tải bao gồm phần kiến thức trọng tâm môn Đại số 8 và Hình học 8 nửa đầu học kì 1. Tài liệu giúp các em ôn tập kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giải đề, đồng thời biết cách phân bổ thời gian sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho đề thi Toán giữa kì 1 lớp 8 sắp tới. Sau đây là đề cương ôn thi mời các em cùng tham khảo.

Tham khảo thêm: Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 năm 2022 có đáp án

Đề cương ôn tập Đại số 8 giữa học kì 1 năm học 2022- 2023

A. LÝ THUYẾT

Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức? Lấy một ví dụ minh họa?

Viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.

Nêu các phương pháp phân tích thành nhân tử.

Phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức? Lấy ví dụ minh họa?

B. BÀI TẬP

1. Dạng thực hiện phép tính

Bài 1. Tính:

a. x2(x – 2x3)         b. (x2+ 1) (5 – x)                  c. (x – 2)(x2 + 3x – 4)

d. (x – 2) (x – x2+ 4)              e. (x2– 1) (x2 + 2x)                    f. (2x – 1)(3x + 2)(3 – x)

Bài 2. Tính:

a. (x – 2y)2

b. (2x2+3)2

c. (x – 2)(x2 + 2x + 4)

d. (2x – 1)3

Bài 3: Rút gọn biểu thức

a. (6x + 1)2+ (6x – 1)2– 2(1 + 6x)(6x – 1)

b. 3(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

c. x(2x2– 3) – x2(5x + 1) + x2.

d. 3x(x – 2) – 5x(1 – x) – 8(x2 – 3)

Bài 4. Tính nhanh:

a. 1012

b. 97.103

c. 772+ 232+ 77.46

d. 1052 – 52

Bài 5. Thực hiện phép tính rồi tính giá trị của biểu thức:

a. A = (x – y)(x2+ xy + y2) + 2y3 tại x = và y =

b. B = x(x – y) + y(x + y) tại x = -6 và y = 8

c. C = x2+ 4y2 – 4xy tại x = 18 và y = 4

2. Dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử

Bài 6. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a. 1 – 2y + y2 b. (x + 1)2– 25 c. 1 – 4x2 d. 8 – 27x3

b. 27 + 27x + 9x2+ x3 f. 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 g. x3 + 8y3

Bài 7 . Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a. 3x2– 6x + 9x2 b. 10x(x – y) – 6y(y – x) c. 3x2 + 5y – 3xy – 5x

b. 3y2– 3z2+ 3x2 + 6xy e. 16x3 + 54y3 f. x2 – 25 – 2xy + y2

c. x5– 3x4+ 3x3 – x2.

Bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử

a. 5x2– 10xy + 5y2– 20z2 b. 16x – 5x2 – 3

b. x2– 5x + 5y – y2 f. 3x2 – 6xy + 3y2 – 12z2

c. x2+ 4x + 3 h. (x2+ 1)2 – 4x2

d. x2– 4x – 5

3. Dạng tìm x

Bài 9: Tìm x, biết

a. (x – 2)2– (x – 3)(x + 3) = 6            b. 4(x – 3)2– (2x – 1)(2x + 1) = 10

b. (x – 4)2– (x – 2)(x + 2) = 6           d. 9 (x + 1)2– (3x – 2)(3x + 2) = 10

c. x(x2– 4) = 0                                f. (2x – 3)2 – (x – 2)2 = 0

d. x3+ 4x2+ 4x = 0                           h. (x – 1) 2 x2 – 6x–9 = 0

Dạng toán về phép chia đơn thức

Bài 10. Làm phép chia:

a. 3x3y2: x2 b. x5: 4x2

b. 5x3: x2 d. 3x2y : xy

Các dạng toán khác

.................................

Đề cương ôn tập Hình học 8 giữa học kì 1 năm học 2022- 2023

A. LÝ THUYẾT

Định nghĩa tứ giác ABCD. Nêu tính chất tổng 4 góc của tứ giác

Phát biểu định nghĩa tính chất, dấu hiệu nhận biết của các tứ giác đặc biệt: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật.

Phát biểu định nghĩa và nêu các tính chất của đường trung bình tam giác, đường trung bình hình thang?

Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng? .Thế nào là hình có trục đối xứng?

Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm ? Thế nào là hình có tâm đối xứng?

B. BÀI TẬP

Các dạng bài tập chủ yếu: Tính góc của tứ giác

Vận dụng tính chất đường trung bình của tam giác của hình thang

Vận dụng các kiến thức của các hình tứ giác đặc biệt

1. Dạng bài tập về tứ giác

Bài 1. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF.

a. CM: AK = KC.

b. Biết AB = 4cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF.

Bài 2. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA.

a. CM: Tứ giác ADME là hình bình hành.

b. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao?

c. Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ dài AM.

Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc ABC = 60o, kẻ tia Ax song song với BC. Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC.

a. Tính các góc BAD và DAC.

b. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.

Bài 4: Cho tứ giác ABCD có AC vuông góc với BD. E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CD, DA

a. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

b. Biết độ dài các đường chéo AC và BD lần lượt là 8cm và 10 cm. Hãy tính chu vi của tứ giác EFGH.

Bài 5: Cho hình thang cân ABCD (AB//CD và AB<CD) có AH, BK là đường cao.

a. Tứ giác ABKH là hình gì? Vì sao?

b. Chứng minh: DH = CK;

c. Gọi E là điểm đối xứng với D qua H. Chứng minh ABCE là hình bình hành.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem toàn bộ

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 tải nhiều nhất

.......................................

 Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất. 

Trên đây là Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán năm học 2022 - 2023. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong việc ôn tập, rèn luyện tại nhà chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới.

Ngoài Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Toán, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Toán lớp 8, Giải vở bài tập Toán 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của Tìm Đáp Án
Hỏi - Đáp Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm