16 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm 2023 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 ôn tập lại kiến thức môn Sử, tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 1 lớp 9. Sau đây là đề thi mời các bạn tải về tham khảo.

Xem thêm:

  • Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm học 2023 - 2024
  • Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm học 2023 - 2024 có đáp án

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sử số 1

Câu 1. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?

A. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị.

C. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 2. Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?

A. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ.

B. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba.

C. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm?

A. Ở Mĩ liên tục xảy ra các cuộc nội chiến.

B. Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.

C. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

D. Nền kinh tế Mĩ không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.

Câu 4. Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?

A. Vật liệu siêu dẫn

B. Polime

C. Vật liệu siêu bền

D. Vật liệu Nano

Câu 5. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?

A. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.

B. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

C. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

D. Phát hành đồng tiền chung.

Câu 6. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động?

A. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

C. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.

Câu 7. Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.

B. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.

C. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ?

A. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập.

C. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là:

A. giai cấp địa chủ phong kiến.

B. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

C. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.

D. chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

A. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

B. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

C. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.

D. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

Câu 11. Nguồn gốc sâu sa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.

B. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.

C. Do sự bùng nổ dân số.

D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.

Câu 12. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Nhật

B. Anh

C. Mĩ.

D. Pháp

Câu 13. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào?

A. Ngày 1 – 1 – 1949.

B. Ngày 1 – 10 – 1949.

C. Ngày 11 – 10 – 1949.

D. Ngày 10 – 10 – 1949.

Câu 14. Kết quả mà nhân dân Liên Xô đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950) là gì?

A. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư thất bại.

B. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành đúng thời hạn.

C. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành vượt mức thời hạn 9 tháng.

D. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch.

Câu 15. Thành tựu đánh dấu nền khoa học – kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển vượt bậc trong thời kì 1945 – 1950 là:

A. chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. chế tạo tàu ngâm nguyên tử.

C. đưa con người bay vào vũ trụ.

D. đưa con người lên mặt trăng.

Câu 16. Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì?

A. Chiến tranh Triều Tiên.

B. Chiến tranh Việt Nam.

C. Ban hành hiến pháp năm 1946.

D. Những cải cách dân chủ.

Câu 17. Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

A. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dễn đến khủng hoảng kinh tế.

B. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

C. Nạn khủng bố gia tăng.

D. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạ, dịch bệnh,..

Câu 18. Sự kiện nào được coi à “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản?

A. Chiến tranh Triều Tiên.

B. Chiến tranh Việt Nam.

C. Cải cách ruộng đất.

D. Ban hành hiên pháp 1946.

Câu 19. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 20. Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

A. Trung Quốc

B. Ấn Độ

C. Xin-ga-po

D. Nhật Bản

Câu 21. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.

B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.

Câu 22. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là:

A. công bố “Bản đồ gen người”.

B. chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính

D. phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 23. “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?

A. Tháng 6 – 1997

B. Tháng 6 – 2000

C. Tháng 3 – 1997

D. Tháng 4 – 2003

Câu 24. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

A. Chế tạo phân bón sinh học.

B. Những phát minh về công nghệ sinh học.

C. Cuộc “Cách mạng xanh”.

D. Chế tạo công sản xuất mới

Câu 25. Những năm 1946 – 1950, Liên Xô bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy?

A. Lần thứ năm

B. Lần thứ bảy

C. Lần thứ tư

D. Lần thứ sáu

Câu 26. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ- rô giành thắng lợi vào thời gian nào?

A. Ngày 1 – 4 – 1959.

B. Ngày 1 – 3 – 1959.

C. Ngày 1 – 1 – 1959.

D. Ngày 1 – 2 – 1959.

Câu 27. Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì?

A. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi.

B. Tước quyền tự do của người da đen.

C. Bóc lột tàn bạo người da đen.

D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.

Câu 28. Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?

A. Bị Mĩ bao vây cấm vận.

B. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta.

C. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biên Hi-rôn.

D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Câu 29. Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?

A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

C. Miến Điện, Thái Lan.

D. Thái Lan, Phi-lip-pin.

Câu 30. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

A. Sao chép con người

B. Già hóa dân số

C. Tai nạn lao động.

D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 31. Nhật Bản đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của khoa học – kĩ thuật?

A. Mua bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài.

B. Coi trọng nền giáo dục quốc dân, khoa học – kĩ thuật.

C. Cho người đi học tập ở nước ngoài.

D. Mời những người giỏi về làm việc.

Câu 32. Ý nào dười đây là thời cơ thuận lợi để các nước Đông Nam Á tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cuối năm 1945?

A. Liên Xô viện trợ, giúp đỡ cuộc đấu tranh giành chính quyền của các nước Đông Nam Á.

B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

C. Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu tiêu diệt quân đội phát xít Đức.

D. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các nước châu Phi và Mĩ La-tinh đạt nhiều thắng lợi.

Câu 33. Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?

A. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.

B. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

D. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.

Câu 34. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

A. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

B. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

D. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

Câu 35. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?

A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 36. Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

Câu 37. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?

A. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”.

B. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”.

C. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.

D. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.

Câu 38. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

A. Liên minh châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Cộng đồng than thép châu Âu.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

Câu 39. Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Sản xuất tàu con thoi.

C. Đưa con người lên mặt trăng.

D. Sản xuất tàu vũ trụ.

Câu 40. Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?

A. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

B. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự.

D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

------ HẾT ------

Xem đáp án đề 1 trong file tải về

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Sử số 2

Phần I: Trắc nghiệm - Chọn phương án em cho là đúng

Câu 1: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ

A. vị trí cường quốc số 1 thế giới của Liên Xô.

B. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

C. là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử.

D. sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Câu 2: Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? Thuộc quốc gia nào?

A.Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc).

B. .I-Ga-ga-rin (Liên Xô).

C.Phạm Tuân (Việt nam).

D. Am-strong (Mĩ).

Câu 3: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập mục đích

A.tăng cường cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa .

B.đối phó với chính sách cấm vận,bao vây kinh tế của Mĩ.

C.cạnh tranh với các nước châu Á.

D.đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN

Câu 4: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô nhằm mục đích là

A. khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng CNXH đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.

B.đưa nền kinh tế Liên xô tiến nhanh, theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến.

C.đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thời kì khó khăn.

D.đưa đất nước tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản.

Câu 5: Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở liên Xô là:

A. nền sản xuất trong nước bước đầu phục hồi .

B.nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng.

C. bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

D. nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố.

Câu 6: Công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỷ XX đứng vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Đứng thứ hai trên thế giới.

B. Đứng thứ nhất trên thế giới.

C. Đứng thứ ba trên thế giới.

D. Đứng thứ tư trên thế giới.

Câu 7: Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II là:

A. Châu Á

B. Châu Âu

C. Châu Phi

D. Mĩ- La Tinh

Câu 8: Việt Nam tuyên bố độc lập vào thời gian nào?

A. 17/8/1945

B. 2/9/1945

C. 1/10/1949

D. 12/10/1945

Câu 9: Thành tựu lớn nhất về chính trị của các nước Châu Phi trong thời gian gần đây là:

A. Tất cả các nước châu Phi đều giành độc lập.

B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.

C. Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).

D. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ ở châu Phi.

Câu 10: Chiến lược toàn cầu của giới cầm quyền Mĩ nhằm tới mục tiêu cuối cùng là

A. thiết lập sự thống trị của Mĩ trên toàn thế giới.

B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

C. thông qua viện trợ để lôi kéo ,khống chế các nước.

D. ngăn chặn và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 11: Trong thời kì “Chiến tranh lạnh”, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều biện pháp để xác lập

A. trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

B. trật tự thế giới “hai cực” do Mĩ và Nga đứng đầu.

C. trật tự thế giới “ ba cực” do Mĩ ,Nhật Bản ,Tây Âu đứng đầu mỗi cực.

D. trật tự thế giới “đa cực ,nhiều trung tâm” trong đó Mĩ đóng vai trò chủ đạo.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay là

A. nền kinh tế bị suy giảm về nhiều mặt,không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia.

B. nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng,bị các nước Tây Âu và Nhật Bản vượt qua.

C. nền kinh tế phát triển chậm lại,chỉ chú trọng đầu tư ra nước ngoài.

D. chiếm ưu thế tuyệt đối về kinh tế.

Câu 13: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ đã triển khai chiến lược gì?

A. Chiến lược Mac-san.

B. Chiến lược Aixenhao.

C. Chiến lược toàn cầu.

D. Chiến lược cam kết và mở rộng.

Câu 14: Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất của thế giới.

B.Mỹ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở châu Mỹ.

C. Mỹ đứng đầu thế giới về không quân và hải quân.

D. Kinh tế Mỹ bị suy thoái, khủng hoảng.

Câu15: Một nhân tố đã mang lại luồng không khí mới và là điều kiện quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ là

A. những cải cách dân chủ ở Nhật Bản.

B. chủ nghĩa quân phiệt bị xóa bỏ

C. các quyền tự do dân chủ được ban hành

D.chế độ thiên hoàng được duy trì,cùng với đó là việc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Câu 16: Cải cách quan trọng nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cải cách ruộng đất.

B. cải cách giáo dục.

C. cải cách văn hóa.

D. cải cách Hiến pháp.

Câu 17: Năm 1977, Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với:

A. EEC.

B. EU.

C. EC.

D. ASEAN

Câu 18: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn lớn nhất là

A. bị quân đội Mỹ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

C. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D . bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

Câu 19: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá,các nước Tây Âu đã

A.nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch do Mĩ đề ra.

B.thành lập tổ chức liên kết khu vực để cùng nhau phát triển kinh tế.

C.quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp.

D.tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.

Câu 20: Khởi đầu sự kiện liên kết khu vực Tây Âu là sự ra đời của

A. Cộng đồng châu Âu.

B. Cộng đồng than, thép châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu 21: Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự hai cực I-an -ta.

B. trật tự Véc -xai -Oa-sinh -tơn.

C. trật tự một cực do mĩ đứng đầu.

D. trật tự đa cực của các quốc gia lớn.

Câu 22: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào thời gian nào?

A.Tháng 12 năm 1988.

B. Tháng 12 năm 1989.

C. Tháng 12 năm 1990.

D. Tháng 12 năm 1991.

Câu 23: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là

A. quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc.

C. xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế.

D. sự xác lập của trật tự “thế giới đơn cực”

Câu 24: Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai là

A .Anh.             B. Pháp.            C.Mĩ .           D. Liên Xô.

Câu 25: Chính sách cai trị chính trị chủ yếu của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. “chia rẻ dân tộc, tôn giáo”.

B. “dùng người Việt trị người Việt”.

C. “điều khiển bộ máy chính quyền tay sai người Việt”.

D. “chia để trị”.

Câu 26: Chính sách văn hóa, giáo dục chủ yếu của thực dân Pháp ở các thuộc địa là

A. thi hành chính sách văn hóa nô dịch.

B. khuyến khích sự phát triển của nền văn hóa bản địa.

C. thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Pháp-Việt.

D. mở nhiều trường học dạy bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Câu 27: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1925) là

A. phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.

B. Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài gòn và xuất cảng lúa gạo Nam Kì.

C.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa diện-Trung Quốc.

D.phong trào chấn hưng nội hóa và bài trừ ngoại hóa.

Câu 28: Điểm mới của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. là những phong trào yêu nước măng tính dân tộc dân chủ.

B. đấu tranh công nhân đã có tổ chức,có mục đích chính trị rõ ràng.

C. các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục những còn nặng về mục đích kinh tế.

D.đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển.

II- Tự luận (3 điểm)

Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Em có suy nghĩ gì về chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử 9 số 1

I. Trắc nghiệm (7đ): mỗi ý đúng 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

B

B

D

A

B

A

A

B

C

A

A

A

C

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

B

D

D

B

A

B

A

B

A

C

D

A

A

B

II- Tự luận

- Hs trình bày được

* Bốn xu thế và xu thế chung phát triển của thế giới ngày nay: (2 điểm)

- Xu thế hòa hoãn, hòa dụi trong quan hệ quốc tế.

- Hình thành thé giới đa cực nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm.

- Lấy những xung đột quân sự hoặc nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực

=> Xu thế chung của thế giới: Hòa bình,ổn định, hợp tác và cùng phát triển

* Nêu suy nghĩ về chủ trương của đảng ta về việc giải quyết tranh chấp ở Biển đông (1 điểm)

- Trình bày suy nghĩ vê những hành động trái phép của TQ: đặt giàn khoan HD 981 và xây dựng các đảo nhân tạo trái phép

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: kiên quyết bảo vệ chủ quyền, giải quết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

- Đánh giá chủ trương của ta: đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với xu thế ngày nay của thế giới, đem lại kết quả tốt đẹp

.............................................. Hết...............................................

Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 số 3

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1.1. Năm 2017, nước nào là chủ tịch ASEAN?

A. Thái Lan

B. Lào

C. Xin-ga-po

D. Mi- an- ma

Câu 1.2. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm nào?

A. Năm 1945

B. Năm 1949

C. Năm 1946

D. Năm 1950

Câu 1.3. Các nước tham gia hội nghị Băng Cốc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là những nước nào?

A. Việt Nam; Lào; Campuchia; Mianma; Brunay.

B. Inđônêxia; Malaixia; Philíppin; Xingapo; Thái Lan.

C. Việt Nam; Malaixia; Philíppin; Lào; Campuchia.

D. Malaixia; Philíppin; Singapo; Thái Lan; Campuchia.

Câu 1.4. Năm nào được gọi là “Năm Châu Phi”?

A. Năm 1960

B. Năm 1959

C. Năm 1961

D. Năm 1954

Câu 2. Sau đây là một đoạn viết về sự phát triển của tổ chức ASEAN. Em hãy dùng cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống (.....) sao cho phù hợp.

(tổ chức, mười nước, chín nước, khu vực, sáu nước, hợp tác)

“ASEAN từ ......(1)...... đã phát triển thành ........(2)........ thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử .......(3)............, mười nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một .........(4)........ thống nhất”.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 phát triển như thế nào? Theo em trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ thì nguyên nhân nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 2. (3,0 điểm)

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì?

----------------------- Hết -----------------------

Đáp án đề thi học kì 1 Sử 9 số 3

Phần trắc nghiệm:(3 điểm)

Từ câu 1 đến câu 4: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu 5 điền chính xác mỗi ý được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

0,5đ

B

B

A

1: sáu nước; 2: mười nước

3: khu vực; 4: tổ chức

Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

4,0đ

- Sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Trong những năm 1945 - 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.

- Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển:

+ Mĩ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.

+ Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí cho các nước tham chiến...

+ Mĩ đã áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế.

+ Kinh tế Mĩ tập trung sản xuất và tư bản cao.Có sự điều tiết của nhà nước.

- Nguyên nhân quan trọng nhất để kinh tế Mĩ phát triển: (Tùy HS lựa chọn, những phải lý giải được tại sao chọn nguyên nhân đó)

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 3

3,0đ

* Khách quan:

- Điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của kinh tế thế giới.

- Thành tựu của CMKHKT hiện đại.

* Chủ quan:

- Truyền thống văn hoá lâu đời của người Nhật, ý thức vươn lên, đề cao kỉ luật, tiết kiệm.

- Vai trò quản lí của nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển đúng đắn.

1,0đ

0,5đ

1,0đ

0,5đ

Tài liệu vẫn còn các bạn tải về để xem trọn nội dung

Ngoài 15 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử, mời các bạn tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.