TimDapAnxin giới thiệu Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm học 2023 - 2024 có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô và các em học sinh. Đề thi với cấu trúc cả trắc nghiệm và tự luận, với thời gian làm bài 45 phút, cho các em thử sức, cân đối thời gian làm bài và so sánh kết quả sau khi làm xong. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

1. Đề thi giữa kì 1 Sử 7 - Đề 1

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sử 7

Câu 1. Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C.

D. Nhật Bản

Câu 2. Hai nhà nước ở Tây Đức và Đông Đức chịu ảnh hưởng của hai cường quốc nào?

A. Mĩ, Anh.

B. Mĩ, Liên Xô.

C. Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Anh

Câu 3. Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Câu 4. Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?

A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.

B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.

Câu 5. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.

Câu 6. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.

C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.

D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.

Câu 7. Nội dung nào không đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đề ra “Chiến lược toàn cầu”. B. “Viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước.

C. Xác lập trật tự thế giới “đơn cực”. D. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Câu 8. Năm 1969, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng là

A. Mĩ. B. Liên Xô. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản.

Câu 9. Ý nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

D. Chỉ quan hệ với các nước Đông Âu

Câu 10. Nguyên nhân chung nào đưa đến sự khủng hoảng của hầu hết các nước trên thế giới vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX trong đó có Liên Xô và Mĩ?

A. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

C. Cuộc khủng hoảng thừa. D. Chủ nghĩa khủng bố tăng cường hoạt động

Câu 11. Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại mang đến hậu quả nghiêm trọng gì đối với Liên Xô?

A. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.

B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã hoàn toàn.

C. Chế độ xã hội chủ nghĩa hoan toàn thất bại ở Đông Âu.

D. SEV và Vacsava buộc phải chấm dứt hoạt động.

Câu 12. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ có tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

A. là một tổn thất nặng nề đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

B. minh chứng không thể đi theo con đường chủ nghĩa xã hội.

C. dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

D. tăng cường sức mạnh và sự chi phối của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 13. Về thực tế, công cuộc cải tổ ở Liên Xô có nội dung cơ bản là

A. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế.

B. Cải tổ hệ thống chính trị.

C. Cải tổ xã hội.

D. Cải tổ kinh tế và xã hội.

Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì

A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.

B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.

Câu 15. Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã

A. Phát triển ở một mức độ nhất định.

B. Phát triển vượt bậc, không gì so sánh được.

C. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới.

Câu 16. Ngày 1-10-1949, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Bắc Kinh được giải phóng

Câu 17. Nhân tố nào sau đây không tác động tới sự thành lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

A. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các nước

B. Hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực

C. Xu thế liên kết khu vực

D. Tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là

A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh B. Sự can thiệp trở lại của các nước đế quốc.

C. Di hại của chủ nghĩa thực dân cũ để lại. D. Ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh nóng.

Câu 19. Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?

A. Braxin, Áchentina, Mêhicô B. Braxin, Mêhicô, Chilê

C. Braxin, Áchentina, Côlômbia D. Mêhicô, Áchentina, Cuba

Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính sách đối ngoại của Mĩ có gì khác so với Liên Xô?

A. Thực hiện chiến lược toàn cầu.

B. Giúp đỡ các các nước thuộc địa giành độc lập.

C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đề thi Sử giữa kì 1 lớp 9

1C

2B

3A

4D

5A

6D

7D

8A

9D

10B

11A

12A

13B

14C

15C

16C

17D

18A

19A

20A

2. Đề thi giữa kì 1 Sử 7 - Đề 2

1. Ma trận đề thi

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TN

TN

TL

Thấp

Cao

Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh TG thứ hai

- Sự kiện nổi bật ở LX năm 1949

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 1945 đến nay

- Các nước giành độc lập năm 1945

- Người lãnh đạo CM Cu- ba

- 5 nước sáng lập ASEAN

- «Năm châu Phi »

- Chủ nghĩa A-pác-thai là gì?

- Nét khác biệt trong xây dựng KT giữa châu Phi và châu Á

- Nhiệm vụ quan trọng của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau khi giành độc lập?

- Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

- Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba

- Tại sao từ đầu những năm 90 của TK XX « một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA »

- Trình bày hiểu biết về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

4

2

20%

3

1,5

15%

1

3,5

35

0,5

1

10%

0,5

1,5

15%

9

9,5

95%

T.số câu:

T. số điể:m

Tỉ lệ %:

5

2,5

25%

3

1,5

15%

1

3,5

35%

0,5

1

10%

0,5

15

15%

8

10

100%

2. Đề kiểm tra Sử 9 giữa kì 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ 9

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: Em hãy khoanh tròn ý đúng nhất (3 điểm)

Câu 1: Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Liên Xô năm 1949?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử

B. Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư

C. Liên Xô lần đầu tiên đưa người đi do thám mặt trăng

D. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo

Câu 2. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng, các nước nào ở ĐNA giành được độc lập trong tháng 8/1945?

A.Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a.

B. Lào, In-đô-nê-xi-a

C. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a

D. In-đô-nê-xi-a

Câu 3. Người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là:

A. Hô-xê Mác-ti

B. Phi-đen Ca-xtơ-rô

C. Nen-xơn Man đê-la

D. Áp- đen Ca-đê.

Câu 4. Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po.

B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, Ph-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.

Câu 5: ‘Chủ nghĩa A-pac-thai’ có nghĩa là:

A. Chế độ độc tài chuyên chế B. Chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.

C. Biểu hiện của chế độ chiếm nô D. Biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới

Câu 6. Năm được gọi là “Năm châu Phi” là:

A. Năm 1952

B. Năm 1953

C. Năm 1959

D. Năm 1960

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN. Tại sao nói "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba.

……………..Hết……………

3. Đáp án đề Lịch sử 9 giữa học kì 1

I. Trăc nghiệm: mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

ĐA

A

A

B

B

B

D

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 8 8 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.

* Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

* "Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"

- Đến tháng 4 năm 1999, 10 nước Đông Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do (ARF) nhằm tạo môi trường hoà bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển khu vực

0,5

0,5

0,5

0,5

1

2

* Các sự kiện chính của cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba:

- Tháng 3 – 1952, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập ở Cu-ba và thi hành nhiều chính sách phản động.

- Ngày 26-7-1953 cuộc tấn công pháo đài Mô-ca-đa do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy

- Năm 1955, Phi-đen sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh

- Tháng 11-1956 Phi-đen trở về nước chiến đấu ở vùng Xi-e-ra

- Từ năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tiến công lớn.

- Ngày 1- 1- 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba thắng lợi

* Tình hữu nghị Việt Nam – CuBa:

- Việt Nam và Cu Ba đã có nhiều sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi-đen từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình".

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau giữa hai nước (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

1,5

……………..Hết……………

Nhằm mang đến cho các em học sinh nguồn tài liệu hữu ích ôn thi giữa kì 1, TimDapAngiới thiệu chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 9 với đầy đủ các môn, giúp các em ôn luyện trước kì thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.