Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2
12 Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và luyện tập kĩ năng làm bài trước khi kì thi cuối học kì 2 diễn ra. Cùng TimDapAnluyện tập hiệu quả nhất nhé!
Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 1
I. ĐỌC (10 điểm)
II. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
1. Đọc hiểu (4 điểm)
Tình thương của Bác
Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín:
- Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!
Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu nhỏ kêu lên “Bác Hồ, Bác Hồ!”, rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác, khóc nức nở.
Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi:
- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc?
Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói:
- Có bao giờ...có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con. Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá!
Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói:
- Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?
(Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Lúc Bác mới bước vào nhà, thái độ của chị Chín thế nào?
A. Sửng sốt
B. Chợt tỉnh
C. Xúc động
Câu 2. Vì sao khi được gặp Bác, chị Chín lại khóc nức nở?
A. Vì chị thấy nhà mình còn nghèo khổ quá
B. Vì chị quá xúc động khi Bác đến thăm nhà
C. Vì chị thấy Bác Hồ thương mẹ con chị quá
Câu 3. Câu “Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?” ý nói gì?
A. Bác luôn quan tâm đến những người phụ nữ nghèo
B. Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi nghèo
C. Bác luôn quan tâm đến những gia đình lao động nghèo
Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Chị Chín khóc nức nở vì xúc động” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Như thế nào?
B. Vì sao?
C. Để làm gì?
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1. Điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
Phía …a …a, đàn chim …..ẻ thi nhau …à …uống cánh đồng mới gặt.
b) in hoặc iên
Hàng ngh…con k…. lũ lượt tha mồi về tổ đông ngh….nghịt.
Bài 2. Đặt câu với mỗi từ sau:
a) cần cù:…………………………………………………
b) dũng cảm:………………………………………………
B. VIẾT (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cháu thăm nhà Bác
Cháu vào thăm nhà Bác
Trời vui nên nắng tràn
Vườn vui hoa nở khắp
Ngan ngát mùi phong lan.
Ngôi nhà sàn xinh xinh
Dưới bóng cây vú sữa
Không gian đầy tiếng chim
Mặt hồ xôn xao gió.
Gió động cửa nhà sàn
Ngỡ Bác ra đón cháu…
(Vân Long)
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết đoạn văn tả một đồ dùng trong gia đình
Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. B
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1.
a) s hoặc x
Phía xa xa, đàn chim sẻ thi nhau sà xuống cánh đồng mới gặt.
b) in hoặc iên
Hàng nghìn con kiến lũ lượt tha mồi về tổ đông nghìn nghịt.
Bài 2.
a) cần cù: Người nông dân bao đời nay vẫn siêng năng, cần cù lao động.
b) dũng cảm: Những người lính đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ độc lập dân tộc.
B. VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
● Tên đồ dùng là gì?
● Nó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước, màu sắc…?
● Nó được dùng để làm gì?
● Em có cảm nghĩ gì khi có đồ dùng đó trong nhà của mình?
Bài mẫu tham khảo:
Hôm trước, bố em vừa mua một chiếc tivi mới để ở phòng khách. Đó là chiếc tivi hiệu SamSung có màn hình lớn đến bằng chiếc bàn của cô giáo em ở lớp. Tuy màn hình to nhưng nó khá mỏng, chỉ chừng một đốt ngón tay mà thôi. Phía dưới màn hình là hai cái giá đỡ hình chữ V dựng ngược, còn phía sau là dây cắm và các cổng kết nối khác. Em rất thích và tự hào về chiếc tivi của nhà mình vì nó có thể kết nối với internet như một chiếc laptop khổng lồ.
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 2
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Đánh cá đèn
Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi.
Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng no, lặc lè trên sóng.
(Bùi Nguyên Khiết)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Các đội thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá đèn vào lúc nào?
A. Lúc nắng chiều tỏa ánh vàng hoe
B. Lúc mặt trời vừa mới bắt đầu lặn
C. Lúc màn đêm vừa buông xuống
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng những từ ngữ tả cá biển về rất nhiều khi đèn điện bật sáng trên các thuyền? (Đoạn 2)
A. Kéo về đen đặc; thuyền chở không hết cá
B. Cuốn vào nhau lúc nhúc; lặc lè trên sóng
C. Kéo về đen đặc; cuốn vào nhau lúc nhúc
Câu 3. Khi thuyền chở không hết cá, mọi người trên thuyền đã làm gì?
A. Đùn cá vào lưới thả trên biển để nuôi
B. Đùn cá vào lưới thả xuống nước kéo về
C. Đùn cá vào lưới đưa sang thuyền khác
Câu 4. Dòng nào gợi tả con thuyền chở nhiều cá?
A. Nổ máy ran ran
B. Trườn qua sóng lừng
C. Lặc lè trên sóng
III. Tiếng việt (2 điểm)
1. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng
a) tr hoặc ch
- leo …èo
- ….ống đỡ
- hát ….èo
- …..ống trải
b) ong hoặc ông
tr……nom - tr……sáng
c) rả hoặc rã
tan…….. - kêu ra………
2. Gạch dưới từ trái nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu tục ngữ sau:
(1) Trên kính dưới nhường
(2) Hẹp nhà rộng bụng
(3) Việc nhỏ nghĩa lớn
(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
B. VIẾT (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Nghe, viết bài Đánh cá đèn (từ Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi đến hết)
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về công việc của một người mà em biết.
Đáp án
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. C
Câu 3. B
Câu 4. C
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1.
a) leo trèo – hát chèo ; chống đỡ - trống trải
b) trông nom – trong sáng
c) tan rã – kêu ra rả
Bài 2.
(1) Trên kính dưới nhường
(2) Hẹp nhà rộng bụng
(3) Việc nhỏ nghĩa lớn
(4) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
(5) Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
B. VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
- Người đó là ai, làm nghề gì?
- Hằng ngày, người đó làm những việc gì?
- Những việc ấy đem lại lợi ích ra sao?
Bài làm tham khảo
Mẫu 1:
Mẹ của em là giáo viên Tiểu học. Công việc của mẹ rất vất vả. Hằng ngày, mẹ đến trường để dạy học. Học sinh trong trường rất yêu quý mẹ. Mỗi buổi tối, mẹ phải soạn giáo án, chấm bài cho học sinh. Chiếc bảng đen, phấn trắng đã gắn bó với mẹ. Mẹ rất yêu thích công việc của mình.
Mẫu 2:
Chị Hòa là một nhân viên ở cửa hàng bán áo quần trên phố. Hằng ngày, chị đến cửa hàng từ sớm để quét dọn và bày hàng, chờ khách đến mua. Cả ngày, chị luôn đứng để chào khách rồi tư vấn cho khách mua đồ mãi đến tối mịt mới được nghỉ. Tuy vất vả, nhưng chị luôn làm việc chăm chỉ và nhiệt tình với khách hàng. Em luôn yêu quý chị Hòa chính bởi đức tính ấy của chị.
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 3
Tải về để lấy các đề tiếp theo nhé!
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 4
Tải về để lấy các đề tiếp theo nhé!
Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 1
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Mùa xuân bên bờ sông Lương
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
(Nguyễn Đình Thi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
Câu 1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?
A. Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời
B. Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn
C. Những vòm cây quanh năm luôn xanh um
Câu 2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?
A. Mịn hồng mơn mởn
B. Hung hung vàng
C. Màu vàng dịu
Câu 3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?
A. Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai
B. Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn
C. Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà
Câu 4. Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?
A. Đỏ, đen, hồng, xanh
B. Đỏ, hồng, xanh, vàng
C Đỏ, hồng, xanh, đen
B. VIẾT (10 điểm)
I. Nghe - viết (4 điểm)
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng ba thì đậu đã già
Ta đi ta hái về nhà phơi khô
Tháng tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm
Chờ cho lúa có đòng đòng
Bấy giờ ta sẽ trả công cho người
Bao giờ cho đến tháng mười
Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta
Gặt hái ta đem về nhà
Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.
Ca dao
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết về một chuyến đi chơi cùng gia đình
Đáp án:
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. B
B. VIẾT (10 điểm)
I. Nghe - viết (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Dàn ý:
- Em cùng cả nhà đã đi đâu? Lúc nào?
- Em cùng gia đình đã làm gì trong chuyến đi chơi đó?
- Em và mọi người cảm thấy thế nào trong chuyến đi ấy?
- Nêu suy nghĩ của em về chuyến đi chơi ấy.
Mẫu:
Vào dịp nghỉ hè năm ngoái, em được bố mẹ cho đi du lịch ở Cửa Lò. Gia đình em xuất phát từ sáng sớm, đến nơi là gần trưa. Sau khi nghỉ trưa, gia đình em đi ra bãi biển chơi. Em được chơi rất nhiều trò trong chuyến du lịch này. Cả nhà em ai cũng vui vẻ. Em rất thích được đi du lịch cùng gia đình. Em mong gia đình em sẽ có nhiều chuyến đi cùng nhau hơn nữa.
>> Viết 4 - 5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 2
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
THỎ CON ĂN GÌ?
Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .
Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.
Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành.
(Theo Hồ Lam Hồng)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?
A. Thóc, củ cải
B. Cá, khoai tây
C. Thóc, cá
Câu 2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?
A. Vì Thỏ con không đói
B. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.
C. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.
Câu 3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?
A. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.
B. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.
C. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.
Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Là gì?
B. Làm gì?
C. Thế nào?
B. VIẾT (10 điểm)
I. Nghe - viết (4 điểm)
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
Cô cầm tay em
Nắn từng nét chữ
Em viết đẹp thêm
Thẳng đều trang vở.
(Định Hải)
II. Tập làm văn (6 điểm)
Viết về ngày hội ở quê em.
Đáp án
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. A
Câu 4. B
B. VIẾT (10 điểm)
I. Nghe - viết (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Dàn ý:
- Đó là ngày hội gì? Diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
- Ngày hội ấy có những hoạt động nào?
- Cảm xúc và suy nghĩ của em về lễ hội.
Bài làm tham khảo
Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em.
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 3
Tải về!
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 4
Tải về!
Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 1
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
Ngày xưa, có hai chị em Nết và Na mồ côi cha mẹ, sống trong ngôi nhà nhỏ bên sườn núi. Nết thương Na, cái gì cũng nhường em. Đêm đông. Gió ù ù lùa vào nhà, Nết vòng tay ôm em:
- Em rét không?
Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích:
- Ấm quá!
Nết ôm em chặt hơn, thầm thì:
Mẹ bảo chị em mình là hai bông hoa hồng, chị là bông to, em là bông nhỏ. Chị em mình mãi bên nhau nhé! Na gật đầu. Hai chị em cứ thế ôm nhau ngủ.
Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền phủi chiếc quạt. Lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn. Nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.
Hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ. Chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
(Theo Trần Mạnh Hùng)
Câu 1. Khi lũ dâng cao, chị Nết đã đưa Na đi tránh lũ bằng cách nào?
A. Đi xe đạp
B. Dắt tay nhau chạy
C. Cõng em.
Câu 2. Bàn chân của Nết bị sao khi cõng em chạy lũ?
A. Bong móng chân
B. Ngày càng săn chắc
C. Chảy máu
Câu 3. Hoa tỉ muội có điều gì đặc biệt?
A. Bông hoa lớn che chở cho bông hoa bé
B. Mọc riêng lẻ
C. Có nhiều màu.
Câu 4. Vì sao dân làng lại gọi hoa đó là hoa tỉ muội?
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
a. (lạ/nạ): kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng
b. (lo/no): …….. lắng, ………nê, ……. âu, ……ấm
Bài 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu:
(lạnh buốt , nóng nực , đua nở ,mát mẻ, cốm, cơn mưa phùn, du lịch)
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những …………… lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa………. Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến ……… Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió ………, với hương ……… mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió ………
B. VIẾT (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể về cô giáo dạy em năm lớp 1
Đáp án
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. C
Câu 2. C
Câu 3. A
Câu 4. Vì hoa kết thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, chúng cũng đẹp như tình chị em của Nết và Na. Nên dân làng đặt tên cho loài hoa ấy là hoa tỉ muội.
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1.
a. (lạ/nạ) kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lù
b. (lo/no) lo lắng, no nê, lo âu, no ấm
Bài 2.
Mùa xuân luôn bắt đầu bằng những cơn mưa phùn lất phất. Thời tiết ấm ẩm khiến trăm hoa đua nở. Lúc nào đó, tiếng ve kêu ra rả báo cho những cô cậu học trò biết mùa hè đã đến. Ai ai cũng háo hức với những chuyến du lịch. Nhưng nàng Thu vẫn là mùa có nhiều người yêu mến hơn cả. Thu về với những làn gió mát mẻ, với hương cốm mới và ngày khai trường rộn ràng. Thế rồi đông sang, vạn vật như co lại trong những cơn gió lạnh buốt.
B. VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Bài làm tham khảo
Cô giáo dạy lớp 1 của em là cô Bộ. Cô có dáng người thấp, mái tóc đen óng ả, khuôn mặt hiền hậu, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười. Cô rất yêu thương học trò, dạy bảo chúng em từng li từng tí. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô đã uốn nắn cho em từng nét chữ. Em rất yêu quý cô và luôn nhớ đến cô. Em sẽ cố gắng học tốt để trở thành con ngoan trò giỏi, để cho cô vui lòng.
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 2
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60 – 70 chữ và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
CHUYỆN BỐN MÙA
Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn đào. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ
Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng:
– Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý Xuân cả.
Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:
– Nếu không có những tia nắng ấm áp của nàng Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm cây trái trĩu nặng…
Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà chúa Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ nói chuyện:
– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được. Cháu có công ấp ủ mầm sống để Xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu ai cũng đều có ích, ai cũng đều đáng yêu…
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Câu 1. Vì sao Đông cho rằng Xuân là người sung sướng nhất ?
A. Vì Xuân xinh đẹp
B. Vì Xuân có nhiều tiền bạc.
C.Vì Xuân có nhiều người yêu mến.
Câu 2. Xuân đã khen Hạ điều gì ?
A. Nóng bức
B. Nhờ Hạ mà cây trái trĩu quả
C. Học sinh được nghỉ hè
Câu 3. Bà chúa Đất đã nói ai là người có nhiều lợi ích nhất ?
A. Xuân
B. Xuân và Hạ
C. Cả 4 mùa đều có lợi ích tốt đẹp.
Câu 4. Em thích mùa nào nhất trong năm? Vì sao?
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm:
…a vào
…a đình
…ành dụm
…a vị
Bài 2. Chọn tiếng trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống để tạo từ:
(lạ/nạ): kì …….., mặt ……..., người ……..., ……… ùng
B. VIẾT (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Nghe, viết bài Lượm (hai khổ thơ đầu)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
II. Tập làm văn (6 điểm)
Kể về người thân trong gia đình em
Đáp án
A. ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.
- Trả lời được câu hỏi liên quan đến bài đọc.
II. Đọc hiểu (4 điểm)
Câu 1. C
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Em thích nhất mùa Hạ, vì mùa hạ là mùa chúng em được nghỉ hè sau một năm học tập vất vả.
III. Tiếng việt (2 điểm)
Bài 1.
ra vào
gia đình
dành dụm
gia vị
Bài 2.
(lạ/nạ): kì lạ, mặt nạ, người lạ, lạ lùng
B. VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu.
- Bài viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.
- Trình bày sạch, đẹp.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Bài làm tham khảo
Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 3
Tải về
Đề thi học kì 2 lớp 2 Số 4
Tải về
Trên đây là toàn bộ 12 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Sách mới.
Xem thêm: