Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích được Tìm Đáp Án sưu tầm và tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 kèm đáp án, bám sát chương trình học giúp các em học sinh ôn luyện các bài tập Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 hiệu quả cao.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

A. Bài đọc:

Cây xanh và con người

1. Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn,…nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế,… cho ta trái ngọt.

Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khỏe con người. Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có không khí trong lành.

Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây xanh có thể giúp đất giữ nước, làm hạn chế lũ lụt, chống lở đất do nước chảy mạnh.

Cây xanh cho bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,… Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.

2. Cây xanh có nhiều lợi ích như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Trung Đức

Học sinh đọc thầm bài: “Cây xanh và con người” rồi làm các bài tập sau:

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4 và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 9 dưới đây:

Câu 1: Con người không thể sống khi thiếu:

a. cây xanh.

b. cha mẹ.

c. chị em.

Câu 2: Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có:

a. nhiều nhà cửa mọc lên.

b. không khí trong lành.

c. nhiều sông nhiều suối.

Câu 3: Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ ngày:

a. 20-11-1959

b. 28-11-1959

c. 11-8-1959

Câu 4: Lời kêu gọi Tết trồng cây là của:

a. Kim Đồng.

b. Võ Thị Sáu.

c. Bác Hồ.

Câu 5: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống:

a. Những hàng cây thế nào ☐

b. Những hàng cây xanh làm đẹp đường phố☐

Câu 6: Nối câu theo kiểu câu phù hợp:

Ai làm gì?

Ai thế nào?

· Mẹ em là công nhân.

· Sân trường em rất rộng.

· Em và các bạn trồng cây.

Câu 7: Qua bài đọc, em học tập được điều gì?

Câu 8: Em hãy viết 4 từ ngữ chỉ sự vật có trong bài đọc

“Cây xanh và con người”

……………………….................................................................………………………........

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm có trong câu sau:

Người ta trồng cây xanh để cho bóng mát.

……………………….................................................................………………………........

……………………….................................................................………………………........

B. VIẾT

I. NGHE VIẾT (15 phút)

Bài viết: “Đất nước chúng mình” theo Trung Sơn.

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tựa bài, đoạn:“ Việt Nam là đất nước… đến lịch sử nước nhà.” và tên tác giả

II. VIẾT SÁNG TẠO (25 phút)

Đề bài: Ngày nghỉ (ở nhà) em thường phụ giúp ông bà (bố mẹ) công việc nhà. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 4 đến 5 câu thuật lại một việc mà em đã làm giúp ông bà (bố mẹ).

Gợi ý:

a. Em đã làm việc gì giúp ông bà (bố mẹ)?

b. Em tham gia công việc đó vào khi nào?

c. Em đã làm công việc đó như thế nào?

d. Em cảm thấy thế nào khi làm xong công việc đó?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

A. ĐỌC

Câu 1: a. cây xanh. (0.5đ)

Câu 2: b. không khí trong lành. (0.5đ)

Câu 3: b. 28-11-1959 (0.5đ)

Câu 4: c. Bác Hồ. (0.5đ)

Câu 5: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống: (0.5đ)

a. Những hàng cây thế nào?

b. Những hàng cây xanh làm đẹp đường phố.

Câu 6: Nối câu theo kiểu câu phù hợp: (0.5đ)

Ai làm gì? - Em và các bạn trồng cây.

Ai thế nào? - Sân trường em rất rộng.

Câu 7: (1 điểm)

Gợi ý:

Qua bài đọc, em học tập là nên bảo vệ cây xanh (chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh...)

Câu 8: (1 điểm)

- con người, cây xanh, lúa, ngô, khoai, chuối, cam bưởi…

Câu 9: (1 điểm) Người ta trồng cây xanh để làm gì?

B. VIẾT

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết.

Chính tả (nghe viết)

Đất nước chúng mình

Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Theo Trung Sơn

Nghe viết: 4 điểm

  • Tốc độ viết đạt yêu cầu (50 - 55 chữ/ 15 phút): 1 điểm; 40 – 45 chữ/15 phút: 0,5 điểm.
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, nhầm lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5đ. Trừ tối đa 3 điểm.
  • Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 0,5 điểm
  • Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5điểm
  • Không trừ điểm nếu HS viết sai tên tác giả.
  • HS hòa nhập: Hs nhìn viết

Tập làm văn:

Gia đình em có 5 người. Bố, mẹ, ông bà và em. Hàng ngày, sau khi đi học về, em thường giúp bà nhặt rau, quét nhà. Sau đó, em cùng ông đi tưới mấy giỏ lan và mấy chậu hoa hồng. Em rất thích cùng ông tỉa cành và nhặt cỏ trên các chậu hoa. Tối đến, em còn giúp ông đọc báo và mở ti vi nghe tin dự báo thời tiết. Ông bảo, ông thương em nhất nhà. Em rất vui và yêu quý ông bà của mình.

>> Viết 4 - 5 câu về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà

Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

Nội dung đánh giá

Yêu cầu cần đạt

Số câu

Mức 1
50%

Mức 2
30%

Mức 3
20%

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

4 điểm

Đọc hiểu văn bản

1,2,3,4

2

2

Xác định từ chỉ sự vật

8

1

1

Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống

7

1

1

Tổng

Số câu

4

1

1

4

2

Số điểm

2,0

1,0

1,0

2,0

2,0

Kiến thức tiếng Việt

2 điểm

Nối câu theo mẫu câu cho phù hợp

6

0.5

0.5

Đặt đúng dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm vào chỗ trống.

5

0.5

0.5

Biết đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu: để làm gì?

9

1

1

Tổng

Số câu

2

1

2

1

Số điểm

1,0

1

1,0

1,0

Tổng

Số câu

6

2

1

6

3

Số điểm

3,0

2,0

1,0

3,0

3,0

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức trên. Các bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán, Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm