05 đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô và các em học sinh trong quá trình xây dựng đề cương, ôn tập chuẩn bị kiến thức, kĩ năng cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tải về tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 1

TT

Kiến thức

Năng lực, phẩm chất

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Kiến thức tiếng Việt đọc

- Đọc thành tiếng văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện

- Đọc thầm văn bản hoặc đoạn văn, thơ, truyện có trả lời câu hỏi theo các yêu cầu.

- Phân biệt được các từ chỉ hoạt động

Số câu

4

1

1

6

Câu số

Bài 1 (1,2,3), Bài 2

Bài 1 (4)

Bài 1 (5)

Số điểm

2

0,5

0,5

3

2

Kiến thức tiếng Việt viết

- Viết đoạn chính tả, đoạn văn

- Đặt câu hỏi cho bộ phân trong câu

- Viết câu khen ngợi

- Các kiểu câu

- Các dấu câu

- Phân biệt chính tả

Số câu

1

2

1

4

Câu số

Bài 5

Bài 3, Bài 4

Bài 6

Số điểm

0,5

1,5

1

3

Thời gian làm bài: 35 phút

Họ và tên: ………………………………..

Lớp: .……..….

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu (6 điểm):

Nhà bác học và bà con nông dân

Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….

Rồi bác cười vui và nói với mọi người:

Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ thuật mới đằng nào thắng, nghe!

Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

(Theo Nguyễn Hoài Giang)

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1.(MĐ1) Bác Của khuyên con nông dân nên cấy lúa thế nào? (0,5 điểm)

A. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, lúa dễ phát triển

B. Cấy ngửa tay để rễ mạ ăn sâu, lúa dễ phát triển

C. Cấy úp tay để rễ mạ ăn nông, lúa mau phát triển.

Câu 2. (MĐ1) Bác Của khuyên con khi cấy cần chăng dây để làm ? (0,5 điểm)

A. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ lội ruộng đi lại làm cỏ sục bùn

B. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn

C. Để cấy cho thẳng hàng, sau này dễ dùng máy gặt lúa ngay tại ruộng.

Câu 3. (MĐ1) Kết quả thi cấy giữa bác Của gái cấy giỏi nhất ra sao? (Hãy nối ý ở bên trái với ý ở bên phải cho thích hợp) (0,5 điểm)

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức

Câu 4. (MĐ2) Bà con nông dân trầm trồ, thán phục bác Của về điều gì? (0,5 điểm)

A. Nhà bác học nói về cấy lúa rất giỏi

B. Nhà bác học cấy lúa nhanh và giỏi

C. Nhà bác học nói và làm đều giỏi.

Câu 5: (MĐ2) Hãy viết một câu văn khen ngợi nhà bác học trong câu chuyện. (0,5 điểm)

Đề kiểm tra lớp 2 học kì 2 bộ Kết nối tri thức

Bài 3 (MĐ2). Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: (0,5 điểm)

a. Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.

……………………………………………………………………………………

b. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng.

……………………………………………………………………………………

Bài 4 (MĐ2). Hãy giúp chuột Jerry vượt qua những chiếc bẫy do mèo Tom đặt bằng cách viết tiếp để được câu giới thiệu (1 điểm)

Tiếng Việt 2 kì 2

Bài 5. (MĐ1). Hãy giúp chú chuột Jerry vượt chướng ngại vật để chạy trốn mèo Tôm bằng cách điền l hoặc n vào chỗ chấm thích hợp. (0,5 điểm)

Đề thi Tiếng Việt học kì 2 lớp 2 sách Kết nối tri thức

Bài 6. (MĐ3). Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ... rong chơi ... Gặp chị Gió, cô gọi:

- Chị Gió đi đâu mà vội thế...

- Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa... Cô có muốn làm mưa không...

- Làm mưa để làm gì hả chị....

- Làm mưa cho cây cối tốt tươi... cho lúa to bông... cho khoai to củ....

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết: Nhà bác học và bà con nông dân

Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề: Viết 3-5 câu kể về việc em và các bạn đã trồng (hoặc chăm sóc) cây xanh.

Gợi ý:

Viết 3-5 câu kể về việc em và các bạn đã trồng (hoặc chăm sóc) cây xanh

Đáp án:

Bài 1:

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3:

  • Nhà bác học cấy đều, thẳng tắp
  • Cô gái bị bỏ xa vài mét

Câu 4: C

Câu 5: Mẫu: Nhà bác học thật tài giỏi.

Bài 2:

Từ chỉ hoạt động: xem xét, trò chuyện, trầm trồ, cấy lúa

Bài 3:

a. Hôm ấy, ai cùng cán bộ xuống xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên?

b. Lúa bác cấy như thế nào?

Bài 4:

a. Con đường này là con đường em tới trường hàng ngày.

b. Ngôi nhà này là nhà của bác Hoa.

c. Hoa hồng là loài hoa có hương thơm nồng nàn.

Bài 5: lương thực – gánh nặng – nỗi niềm

Bài 6:

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi. Gặp chị Gió, cô gọi:

  • Chị Gió đi đâu mà vội thế?
  • Tôi đang rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa. Cô có muốn làm mưa không?
  • Làm mưa để làm gì hả chị?
  • Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.

Tham khảo tập làm văn:

Bài 1

Nhân ngày 20/11 vừa qua, trường em tổ chức hoạt động giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp vào cuối mỗi buổi học trong tuần. Hết giờ học, khi trống trường vừa đánh, mọi người đều ra sân để cùng nhau chăm sóc cây cảnh. Các em nhỏ lớp 1 thì đi nhặt lá rụng quanh gốc cây. Còn chúng em lớp 2 thì cùng nhau bắt sâu ở những chậu hoa giấy trước cửa các lớp học. Kết thúc buổi lao động, nhìn sân trường đẹp và sáng hẳn lên. Em mong có thể làm thêm được nhiều việc để bảo vệ cây xanh hơn.

Bài 2

Hàng tuần, vào thứ sáu, em cùng các bạn trong lớp chăm sóc bồn hoa và vườn cây của nhà trường. Chúng em chia thành từng nhóm để làm việc. Nhóm thì quét dọn những là khô rụng xuống, nhóm bón thêm phân cho những bồn hoa và gốc cây, nhóm còn lại có nhiệm vụ tưới nước cho cây. Bạn nào cũng hăng hái làm việc, rất nhộn nhịp. Chẳng mấy chốc bồn hoa và vườn cây của trường đã trở nên đẹp lạ kì. Em cảm thấy rất vui vì đã góp một phần nhỏ trong việc làm cho cây và hoa của nhà trường thêm tươi đẹp.

Bài 3

Tuần trước, lớp em được phân công trực tuần. Cô giáo đã phân công cho mỗi tổ phụ trách một công việc. Tổ em có nhiệm vụ dọn dẹp sạch sẽ giấy rác trong bồn cây. Sau đó là tưới nước cho toàn bộ bồn cây dưới sân trường. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, sân trường đã sạch sẽ. Em cảm thấy rất vui vẻ vì đã làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường.

Bài 4

Ông em là một người thích làm vườn. Trong vườn nhà em, ông trồng rất nhiều loài cây khác nhau. Chiều thứ Sáu vừa rồi, ông mang một giống cây mới về để trồng. Em được cùng ông trồng giống cây đó. Ông và em cùng đào một chiếc hố nhỏ. Sau đó, ông hướng dẫn em cách đặt cây giống và vùi đất. Trong lúc ông chỉnh lại cây cho ngay ngắn thì em đi lấy nước vào bình tưới để tưới nước cho cây. Ông nói cây có rất nhiều tác dụng nên phải trồng thật nhiều cây xanh.

Bài 5

Chiều qua, bố em mang một cây giống về nhà để trồng. Em nhanh nhẹn chạy ra xin được cùng bố trồng cây. Bố và em cùng chuẩn bị một chậu cây nhỏ và đi lấy đất ở bãi đất gần nhà. Bố hướng dẫn em xới đất, trồng cây và vùi đất xuống. Bố cũng dạy em cách tưới cây sao cho không bị úng nước. Em rất thích được trồng cây cùng với bố. Em hi vọng sẽ được trồng thật nhiều cây nữa.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 2

UBND HUYỆN........

TRƯỜNG.......

TH VÀ THCS ............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: ........

Môn: Tiếng Viêt - Lớp 2

Thời gian đọc bài: 90 phút

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)

- Thời gian: GV linh hoạt tùy thuộc vào sĩ số HS của lớp mình.

- Cách thức: Kiểm tra từng học sinh.

- GV gọi lần lượt từng HS lên bốc thăm bài (đoạn)

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài (đoạn) đọc.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét dựa vào các yêu cầu sau:

+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

+ Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

+ Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

Bài: Khủng Long - SGK Trang 42 (từ đầu đến có một số loài)

- TLCH: khủng long thường sống ở đâu?

Bài: Bờ Tre Đón Khách - SGK Trang 49-50 (đọc toàn bài)

- TLCH: Có những con vật nào đến thăm bờ tre ?

Bài: Cỏ Non Cười Rồi - SGK Trang 57- 58 (từ đầu đến chị sẽ giúp em)

- TLCH: Vì sao cỏ non lại khóc ?

Bài: Từ Chú Bồ Câu Đến In- Tơ- Nét - SGK Trang 87- 88 (đọc toàn bài)

- TLCH: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng cách nào?

Bài: Bóp Nát Quả Cam- SGK Trang 100 -101 từ Vua cho Quốc Toản đứng dậy đến nát từ bao giờ)

- TLCH: Vua ban cho Quốc Toản quả gì?

Bài: Đất Nước Chúng Mình - SGK Trang 110 – 111 (từ đầu đến lịch sử nước nhà)

- TLCH: Lá cờ tổ quốc được tả như thế nào?

Bài: Hồ Gươm - SGK Trang 126 - 127 (từ Cầu Thê Húc đến cỏ mọc xanh um)

- TLCH: Cầu Thê Húc được miêu tả như thế nào?

II. ĐỌC HIỂU: (6 điểm)

Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.

2. Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:

- Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.

3. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa,

ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.

Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. (0.5 điểm) Truyện kể về đời vua Hùng Vương thứ mấy ?

A. Vua Hùng Vương thứ mười tám

B. Vua Hùng Vương thứ tám.

C. Vua Hùng Vương thứ mười sá

Câu 2. (0.5 điểm) Người con gái của Hùng Vương tên gì?

A. Mị Châu B. Hằng Nga C . Mị Nương

Câu 3. (1 điểm) Viết lại các lễ vật mà Vua Hùng đã đưa ra?

Viết câu trả lời của em:

……………………………………………………………………………………

Câu 4. (0,5 điểm) Không lấy được Mị Nương, Thủy Tinh đã làm gì?

A. Dâng nước lên cuồn cuộn.

B. Hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn.

C. Hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em biết được điều gì?

A. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.

B. Nói về công lao của vua Hùng, giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.

C Nói về công lao của vua Hùng, thể hiện sức mạnh của dân ta khi phòng chống thiên tai.

Câu 6. (0,75 điểm) Đặt một câu nêu đặt điểm để nói về Sơn Tinh

Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trường TH&THCS Xím Vàng, Sơn La năm học 2021 - 2022

Viết câu trả lời của em:

…………………………………………………………………………………………

Câu 7. (0,75 điểm) Nối từ ở cột A và cột B để tạo thành câu:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trường TH&THCS Xím Vàng, Sơn La năm học 2021 - 2022

Câu 8. (1 điểm) Điền dấu phẩy, dấu chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau:

Sáng hôm sau Sơn Tinh đem đến voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.

B. KIỂM TRA VIẾT:(10 điểm)

I. CHÍNH TẢ. (Nghe – viết): (4 điểm – 15 phút)

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

Từ (Nhiều năm sau đến hình tròn như thế). Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 105

II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm – 25 phút)

Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường. (6 điểm)

Gợi ý:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trường TH&THCS Xím Vàng, Sơn La năm học 2021 - 2022

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Kĩ năng

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng số

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc

1. Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

1

1

1

3

2

Số điểm

1

0,5

1

1

1,5

2

Câu số

1,2

4

3

5

2.Kiến thức Tiếng Việt

- Từ ngữ chỉ đặc điểm

- Mở rộng vốn từ nghề nghiệp

- Dấu chấm, dấu phẩy

Số câu

1

1

1

1

2

Số điểm

0,75

0.75

1

0.75

1.75

Câu số

6

7

8

Tổng cộng

Số câu

2

1

2

2

1

4

4

Số điểm

1

0,75

1.25

2

1

2.25

3.75

Viết

Nghe viết

Số câu

1

Số điểm

4

Viết đoạn văn

Số câu

1

Số điểm

6

Đáp án:

I. Kiểm tra đọc thành tiếng

  • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
  • Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II. Đọc hiểu

Câu

Điểm

Đáp án

1

0.5

A

2

0.5

C

3

1

Lễ vật là Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

4

1

B

5

1

B

6

0,75

Đặt đúng câu nêu đặt điểm của Sơn Tinh: Ví dụ: Sơn Tinh rất mạnh mẽ,…

7

0.75

Nối cấu đúng mỗi câu 0,25 điểm

+ Những người dân chài ra khơi để đánh cá.

+ Các chú hải quân tuần tra để canh giữ biển đảo.

+ Người dân biển làm lồng bè để nuôi tôm cá.

8

1

Sáng hôm sau, Sơn Tinh đem đến voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Thủy Tinh đến sau vô cùng tức giận.

III, Viết

1. Nghe – viết

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Viết đoạn văn

+ Nội dung (ý): 3 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 3

Bài kiểm tra đọc

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Kiến thức

Số câu

01

01

01

04

Câu số

6,

8

7

9

Số điểm

0,5

0,5

1

3

2

Đọc hiểu văn bản

Số câu

04

01

05

Câu số

1, 2, 3, 4

5

Số điểm

2

1

3

Tổng số câu

04

02

01

1

01

9

Tổng số điểm

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

6,0

Bài kiểm tra viết

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

4

4

2

Bài viết 2

Số câu

1

1

Câu số

2

Số điểm

6

6

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số điểm

4

6

10

UBND HUYỆN ...........

TRƯỜNG TH .............

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC:........

Môn : TIẾNG VIỆT - LỚP 2

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:

I. Đọc thầm văn bản sau:

MÙA VÀNG

Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.

Minh ríu rít bên mẹ:

- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?

- Đúng thế con ạ.

- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?

Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:

- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?

(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm ?

A. Quả hồng, cam B. Quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na. D. hạt dẻ, cam

Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì ?

A. cày bừa B. cày bừa và gieo hạt

C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc . D. Dẫy cỏ

Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa ?

A. Thời tiết B. Nước C. Công an D. Côn trùng

Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao ?

…………………………………………………………………………

Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

biển

xe máy

Trời tủ lạnh

túi ni-lông

rừng

dòng sông

Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?”

a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.

b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:

Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.

………………………………………………………………………………

Câu 8 Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi?

………………………………………………………………………………

II. Phần viết

1. Chính tả: Mùa vàng

Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.

- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ?

Bài tập chính tả

a. Điền vần

Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..

b. Điền âm

x hay s

xuất …ắc ….ung quanh

2. Tập làm văn:

Kể về người thân trong gia đình em

Bài làm tham khảo

Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.

Đáp án:

I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

Nội dung đánh giá

Biểu điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.

1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)

1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

1 điểm

Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

Nội dung

Điểm

Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ

0,5 điểm

Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc

0,5 điểm

Câu 3: A. Thời tiết

0,5 điểm

Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.

0,5 điểm

biển

xe máy

Trời

túi ni-lông

rừng

dòng sông

1 điểm

Câu 7: Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.

Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.

0,5 điểm

Câu 8: Trong bài có 2 câu hỏi. Em biết vì kết thúc câu có dấu chấm hỏi.

0,5điểm

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM

1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,5 điểm)

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (2,5 điểm)

(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5).....)

* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)

2. Tập làm văn: (6 điểm)

*Nội dung (ý): 3 điểm

- HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

* Kĩ năng: 3 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm

Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 4

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ……………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC........

Môn: Tiếng Việt

Khối lớp: 2

Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề)

Ngày kiểm tra:….. / ..... /.........

Câu 1: (5 điểm) Chính tả (Nghe - viết) (20 phút)

Tạm biệt cánh cam

Cánh cam có đôi cánh xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.

(Minh Đức)

Câu 2: (5 điểm) (20 phút)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

  • Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
  • Em đã làm việc đó lúc nào? ở đâu? Em làm như thế nào?
  • Ích lợi của việc làm đó gì?
  • Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG …………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC ........

Môn: Tiếng Việt

Khối lớp: 2

Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề)

Ngày kiểm tra:….. /.... /.........

Họ và tên: ............................................ Lớp .............. Cơ sở ..........................

Điểm

Bằng chữ

Nhận xét bài của học sinh

.......................................................................

........................................................................

........................................................................

I. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt. (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời các câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ)

Bài văn tả cái gì?

a. Tuổi thơ của tác giả.

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa.

Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ)

Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?

Lững thững - nặng nề □

Yên lặng - ồn ào □

Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ)

Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

□ Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về

□ Bầu trời xanh biếc

□ Đàn trâu vàng đang gặm cỏ

Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 0,5 đ )

Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?

a. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây

b. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.

c. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.

Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ)

Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?

Cành cây lớn hơn cột đình. □

Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □

Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □

Câu 6. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. (1đ)

Đề thi học kì 2 lớp 2 Kết nối

Câu 7. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ)

Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □

Câu 8. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? ( 1 đ )

a. Vì sao

b. Như thế nào?

c. Ai làm gì?

Câu 9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? ( 1đ )

.............................................................................................................

………………………….Hết……..…………………

(Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm)

Đáp án đề 3:

PHONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ................

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

NĂM HỌC: ..........

Môn: Tiếng Việt

Khối lớp: 2

Phần: Viết

Câu

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu 1

(5 điểm)

- Nghe viết đúng bài chính tả, đúng độ cao, không mắc quá 5 lỗi trong bài, viết hoa đúng các chữ trong bài. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp.

5

- Tùy các mức độ sai sót: sai quá 5 lỗi trở lên, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Viết thiếu, thừa nội dung cứ 2 tiếng trừ 0,25 điểm.

- Trình bày, chữ viết chưa đẹp trừ 0,5 điểm bài viết.

Câu 2

(5 điểm)

Giới thiệu được em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường

1,5

Nói về từng chi tiết cụ thể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

2,5

Nêu được cảm nghĩ của em khi làm việc đó

1

- GV cho điểm học sinh linh hoạt căn cứ theo bài làm củahọc sinh.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ............

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC: ..........

Môn: Tiếng Việt

Khối lớp: 2

Phần: Đọc hiểu

Câu

Ý

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu 1

C. Tả cây đa.

0,5 điểm

Câu 2

Lững thững - nặng nề ( S ) Yên lặng - ồn ào ( Đ )

0,5 điểm

Câu 3

A. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về

0,5 điểm

Câu 4

B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.

0,5 điểm

Câu 5

C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □

0,5 điểm

Câu 6

Đề thi học kì 2 lớp 2 Kết nối

0,5 điểm

Câu 7

Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ.

0,5 điểm

Câu 8

B. Như thế nào?

1 điểm

Câu 9

Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam

1,5 điểm

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối Số 5

A. Bài đọc:

Cây xanh và con người

1. Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn,…nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế,… cho ta trái ngọt.

Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khỏe con người. Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có không khí trong lành.

Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây xanh có thể giúp đất giữ nước, làm hạn chế lũ lụt, chống lở đất do nước chảy mạnh.

Cây xanh cho bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,… Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.

2. Cây xanh có nhiều lợi ích như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:

“Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

Trung Đức

Học sinh đọc thầm bài: “Cây xanh và con người” rồi làm các bài tập sau:

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4 và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 9 dưới đây:

Câu 1: Con người không thể sống khi thiếu:

a. cây xanh.

b. cha mẹ.

c. chị em.

Câu 2: Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có:

a. nhiều nhà cửa mọc lên.

b. không khí trong lành.

c. nhiều sông nhiều suối.

Câu 3: Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ ngày:

a. 20-11-1959

b. 28-11-1959

c. 11-8-1959

Câu 4: Lời kêu gọi Tết trồng cây là của:

a. Kim Đồng.

b. Võ Thị Sáu.

c. Bác Hồ.

Câu 5: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống:

a. Những hàng cây thế nào ☐

b. Những hàng cây xanh làm đẹp đường phố☐

Câu 6: Nối câu theo kiểu câu phù hợp:

Ai làm gì?

Ai thế nào?

· Mẹ em là công nhân.

· Sân trường em rất rộng.

· Em và các bạn trồng cây.

Câu 7: Qua bài đọc, em học tập được điều gì?

Câu 8: Em hãy viết 4 từ ngữ chỉ sự vật có trong bài đọc

“Cây xanh và con người”

……………………….................................................................………………………........

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm có trong câu sau:

Người ta trồng cây xanh để cho bóng mát.

……………………….................................................................………………………........

……………………….................................................................………………………........

B. VIẾT

I. NGHE VIẾT (15 phút)

Bài viết: “Đất nước chúng mình” theo Trung Sơn.

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tựa bài, đoạn:“ Việt Nam là đất nước… đến lịch sử nước nhà.” và tên tác giả

II. VIẾT SÁNG TẠO (25 phút)

Đề bài: Ngày nghỉ (ở nhà) em thường phụ giúp ông bà (bố mẹ) công việc nhà. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 4 đến 5 câu thuật lại một việc mà em đã làm giúp ông bà (bố mẹ).

Gợi ý:

a. Em đã làm việc gì giúp ông bà (bố mẹ)?

b. Em tham gia công việc đó vào khi nào?

c. Em đã làm công việc đó như thế nào?

d. Em cảm thấy thế nào khi làm xong công việc đó?

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

A. ĐỌC

Câu 1: a. cây xanh. (0.5đ)

Câu 2: b. không khí trong lành. (0.5đ)

Câu 3: b. 28-11-1959 (0.5đ)

Câu 4: c. Bác Hồ. (0.5đ)

Câu 5: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống: (0.5đ)

a. Những hàng cây thế nào?

b. Những hàng cây xanh làm đẹp đường phố.

Câu 6: Nối câu theo kiểu câu phù hợp: (0.5đ)

Ai làm gì? - Em và các bạn trồng cây.

Ai thế nào? - Sân trường em rất rộng.

Câu 7: (1 điểm)

Gợi ý:

Qua bài đọc, em học tập là nên bảo vệ cây xanh (chăm sóc cây xanh, trồng cây xanh...)

Câu 8: (1 điểm)

- con người, cây xanh, lúa, ngô, khoai, chuối, cam bưởi…

Câu 9: (1 điểm) Người ta trồng cây xanh để làm gì?

B. VIẾT

Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết.

Chính tả (nghe viết)

Đất nước chúng mình

Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Theo Trung Sơn

Nghe viết: 4 điểm

  • Tốc độ viết đạt yêu cầu (50 - 55 chữ/ 15 phút): 1 điểm; 40 – 45 chữ/15 phút: 0,5 điểm.
  • Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, nhầm lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5đ. Trừ tối đa 3 điểm.
  • Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 0,5 điểm
  • Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5điểm
  • Không trừ điểm nếu HS viết sai tên tác giả.
  • HS hòa nhập: Hs nhìn viết

Tập làm văn:

Gia đình em có 5 người. Bố, mẹ, ông bà và em. Hàng ngày, sau khi đi học về, em thường giúp bà nhặt rau, quét nhà. Sau đó, em cùng ông đi tưới mấy giỏ lan và mấy chậu hoa hồng. Em rất thích cùng ông tỉa cành và nhặt cỏ trên các chậu hoa. Tối đến, em còn giúp ông đọc báo và mở ti vi nghe tin dự báo thời tiết. Ông bảo, ông thương em nhất nhà. Em rất vui và yêu quý ông bà của mình.

>> Viết 4 - 5 câu về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà

Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

Nội dung đánh giá

Yêu cầu cần đạt

Số câu

Mức 1
50%

Mức 2
30%

Mức 3
20%

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

4 điểm

Đọc hiểu văn bản

1,2,3,4

2

2

Xác định từ chỉ sự vật

8

1

1

Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống

7

1

1

Tổng

Số câu

4

1

1

4

2

Số điểm

2,0

1,0

1,0

2,0

2,0

Kiến thức tiếng Việt

2 điểm

Nối câu theo mẫu câu cho phù hợp

6

0.5

0.5

Đặt đúng dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm vào chỗ trống.

5

0.5

0.5

Biết đặt và trả lời câu hỏi theo mẫu câu: để làm gì?

9

1

1

Tổng

Số câu

2

1

2

1

Số điểm

1,0

1

1,0

1,0

Tổng

Số câu

6

2

1

6

3

Số điểm

3,0

2,0

1,0

3,0

3,0

Đề thi học kì 2 lớp 2 Các môn

..................

Ngoài 05 đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 sách Kết nối theo Thông tư 27 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Toán, Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Anh.




Xem thêm