Bài 2.52 trang 86 SBT đại số và giải tích 11

Giải bài 2.40 trang 81 sách bài tập đại số và giải tích 11. Cho A và B là hai biến cố độc lập với P(A)=0,6; P(B)=0,3...


Cho \(A\) và \(B\) là hai biến cố độc lập với \(P(A) = 0,6\); \(P(B) = 0,3\). Tính

LG a

\(P\left( {A \cup B} \right)\);

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất với hai biến cố \(A\) và \(B\) bất kì cùng liên quan đến phép thử thì \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) \)

\(- P\left( {A \cap B} \right)\)

Sử dụng tính chất biến cố \(A\) và \(B\) độc lập khi và chỉ khi \(P(A\cap B)=P(A.B)=P(A).P(B)\)

Lời giải chi tiết:

\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {AB} \right)\)

\(= P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( A \right)P\left( B \right)\)

\(= 0,6 + 0,3 - 0,18 = 0,72\).


LG b

\(P\left( {\overline A  \cup \overline B } \right)\)

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất \(P(\overline{A\cap B})=P(\overline{A}\cup \overline{B})\)

Sử dụng tính chất biến cố \(A\) và \(B\) độc lập khi và chỉ khi \(P(A\cap B)=P(A.B)=P(A).P(B)\)

Sử dụng hệ quả: Với mọi biến cố \(A\) ta có \(P(\overline{A})=1-P(A)\).

Lời giải chi tiết:

\( P(\overline{A}\cup \overline{B})= P(\overline{A\cap B})\)

\(=1- P(A\cap B)=1-P(A)P(B)\)

\(=1-0,3.0,6=0,82\).

Bài giải tiếp theo
Bài 2.53 trang 86 SBT đại số và giải tích 11
Bài 2.56 trang 86 SBT đại số và giải tích 11

Video liên quan



Từ khóa