Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 6 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra học kì 1 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1: Gagarin là người đầu tiên trên thế giới

A. đặt chân lên mặt trăng.

B. bay lên sao hỏa.

C. thử thành công vệ tinh nhân tạo.

D. bay vào vũ trụ.

Câu 2: Sau thời kì Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ với các nước

A. Đông Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Châu Á.

D. Các nước thuộc Liên Xô cũ.

Câu 3: Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới.

C. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ.

D. Thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không nằm trong mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

B. Ngăn chặn đẩy lùi tiến tới tiêu diệt CNXH trên thế giới.

C. Giữ vững hòa bình an ninh thế giới.

D. Khống chế, chi phối các nước đồng minh với Mĩ.

Câu 5: Mục tiêu cao nhất của tổ chức Liên Hợp quốc

A. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

B. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ các nước đang phát triển và cứu trợ nhân đạo.

D. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Câu 6: Kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973 phát triển

A. nhảy vọt.                B. nhanh chóng.

C. “thần kì”.                D. vượt bậc.

Câu 7: Nền tảng căn bản của chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kìm chế sự phát triển của Trung Quốc.

B. liên minh chặt chẽ với Mĩ.

C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

D. chống Liên Xô và các nước XHCN.

Câu 8: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành

A. công nghiệp chế biến.

B. nông nghiệp và khai thác mỏ.

C. nông nghiệp và thương nghiệp.

D. giao thông vận tải.

Câu 9: Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Các nước phương Tây.

B. Liên Xô.

C. Mĩ.

D. Pháp.

Câu 10: Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng?

A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hóa với Pháp.

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.

D. Vì Việt Nam không có thế mạnh phát triển nhanh công nghiệp nặng.

Câu 11: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là

A. báo Người cùng khổ.

B. báo Đời sống công nhân.

C. báo Nhân đạo.

D. báo Thanh niên.

Câu 12: Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu đã được xuất bản thành

A. Đường Kách mệnh.

B. Kháng chiến nhất định thắng lợi.

C. Bản án chế độ thực dân Pháp.

D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Câu 13: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. đoàn kết với cách mạng thế giới.

B. tự do và dân chủ.

C. ruộng đất cho dân cày.

D. độc lập và tự do.

Câu 14: Chính sách kinh tế nào không phải do chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930-1931?

A. Bãi bỏ thuế thân.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Xóa nợ cho người nghèo.

D. Chia ruộng đất công cho dân cày.

Câu 15: Luận cương chính trị tháng 10-1930, xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.

B. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng.

C. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 16: Chủ trương của ta trong việc đối phó với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6-3-1946 là

A. hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.

B. chấp nhận tất cả các yêu sách của Trung Hoa Dân quốc và tay sai.

C. dựa vào quân Anh để chống quân Trung Hoa Dân quốc.

D. dùng bạo lực cách mạng để trấn áp ngay từ đầu.

Câu 17: Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ 9-1945 đến trước 19-12-1946) được đánh giá là

A. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

B. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

C. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

D. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 18: Vì sao tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến giữa ta và Pháp?

A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng, được Pháp xây dựng kiên cố và cách xa hậu phương của ta.

B. Điện Biên Phủ được địch chiếm từ lâu và xây dựng kiên cố.

C. Pháp đánh giá sai khả năng của ta.

D. Đây là pháo đài bất khả xâm phạm của Pháp.

Câu 19: Điểm mấu chốt của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Nava là

A. phân tán quân để giữ đất giành dân.

B. đưa quân càn quét, bình định vùng chiếm đóng.

C. mở những cuộc tiến công uy hiếp vùng tự do của ta.

D. tập trung quân càn quét, bình định vùng chiếm đóng và tấn công vùng tự do của ta.

Câu 20: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước.

2. Nhật xâm lược Đông Dương.

3. Mặt trận Việt Minh ra đời.

4. Nhật đảo chính Pháp.

A. 2 – 3 – 4 – 1.

B. 4 – 1 – 3 – 2.

C. 1 – 3 – 2 – 4.

D. 3 – 4 – 2 – 1.

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Vì sao nói: Tình thế nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc và vai trò của Liên Hợp quốc?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

1.D

2.A

3.D

4.C

5.B

6.C

7.B

8.B

9.A

10.A

11.D

12.A

13.D

14.B

15.C

16.A

17.D

18.A

19.D

20.A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 11.

Cách giải:

Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 57.

Cách giải:

Sau thời kì Chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của Nhật Bản thể hiện qua Học thuyết Miyadaoa (1-993) và Học thuyết Hasimôtô (1-1997). Theo đó, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước khác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 69.

Cách giải:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 44, suy luận.

Cách giải:

Chiến lược toàn cầu” của Mĩ thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm 3 mục tiêu sau:

- Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH trên thế giới.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Khống chế, chi phối các nước đồng minh với Mĩ.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang7, suy luận.

Cách giải:

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Trong đó, duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục tiêu cao nhất của tổ chức Liên hợp quốc.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 54.

Cách giải:

Từ năm 1960 đến năm 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản (xem thêm dẫn chứng trong đoạn chữ in nhỏ, sgk trang 54).

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Ngày 8-9-1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

- Cho đến giai đoạn 1991-2000, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Qua các giai đoạn phát triển, Nhật Bản vẫn luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Bên cạnh đó cũng coi trọng mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

=> Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Chọn đáp án: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 76, 77, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, đặc biệt là cho đồn điền cao su. Tư bản Pháp cũng rất coi trọng việc khai mỏ, trước hết là mỏ than.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 5.

Cách giải:

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, tuy có đầu tư vốn vào nông nghiệp và công nghiệp nặng nhưng đối với công nghiệp nặng, Pháp chú trọng đầu tư vào khai mỏ, trước hết là mỏ than. Khai mỏ giúp cung cấp nguyên liệu cần thiết cho việc phát triển công nghiệp chính quốc chứ không phát triển tại thuộc địa. Mục đích của Pháp không muốn kinh tế Việt Nam phát triển, muốn kinh tế Đông Dương bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và là thị trường độc chiếm của Pháp để dễ bề cai trị.

Chọn đáp án: A

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 83.

Cách giải:

Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Chọn đáp án: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 84.

Cách giải:

Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách Mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu được xuất bản.

Chọn đáp án: A

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 88.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương linh.

Chọn đáp án: D

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 94, loại trừ.

Cách giải:

Chính sách về kinh tế do chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 – 1931 bao gồm: chia ruộng đất cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

Chọn đáp án: B

Câu 15.

Phương pháp: sgk trang 95.

Cách giải:

Luận cương chính trị (10-1930) đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đẻ quốc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Chọn đáp án: C

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Chính sách của Đảng ta với Trung Hoa Dân Quốc và Pháp trải qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: (2/9/1945 – 6/3/1946): Hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Giai đoạn 2: (6/3/1946 – 19/12/1946): Hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

Chọn đáp án: A

Câu 17.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:

Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.

Chọn đáp án: D

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 150, suy luận.

Cách giải:

Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp do nguyên nhân sau:

- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng:

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.           

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng => Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” 

- Dù Pháp xây dựng hậu phương kiến cố và cách xa hậu phương của Việt Nam nhưng vẫn có thể khắc phục được vì Việt Nam có thể dựa vào dân. Với quyết tâm của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển động trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến và nhất định bảo đảm cung cấp cho chiến dịch.

Chọn đáp án: A

Câu 19.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Điểm mấu chốt trong kế hoạch Nava của Pháp là:

- Tập trung càn quét, bình định vùng chiếm đóng để giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, mở rộng các hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng biên giới phía Bắc.

- Mở những cuộc tiến công vào Ninh Bình, Thanh Hóa nhằm mục đích phá vỡ kế hoạch tiến công của ta.

Chọn đáp án: D

Câu 20.

Phương pháp: sắp xếp.

Cách giải:

2. Nhật xâm lược Đông Dương (1940)

3. Mặt trận Việt Minh ra đời (19-5-1941)

4. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)

1. Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến tháng 8/1945)

Chọn đáp án: A

B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 121, 122, suy luận.

Cách giải:

Nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

1. Giặc Ngoại xâm và nội phản:

- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.

⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.

2. Tình hình trong nước:

- Về chính trị:

+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.

+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.

+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.

- Về kinh tế:

+ Chủ yếu là nông nghiệp vố đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.

- Về tài chính:

+ Ngân sách nước nhà trống rỗng.

+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hang Đông Dương.

+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Hơn 90% dân số không biết chữ.

+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,…tràn lan.

⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 6, 7.

Cách giải:

1. Sự thành lập

- Từ 25/4 đến 266/1945, đại biểu50 nước họp tại San Francisco (Mỹ) thông qua Hiến chương thành lập Liên Hiệp Quốc.

- Ngày 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực, được coi là “Ngày Liên Hiệp Quốc”. Trụ sở Liên Hiệp Quốc đặt tại Niu Oóc (Mỹ).

2. Mục đích

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3. Nguyên tắc hoạt động

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

4. Vai trò

- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,… giữa các quốc gia thành viên.

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, ý tế, nhân đạo, giáo dục.

- Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, Việt Nam (thành viên thứ 149) giai nhập Liên Hiệp Quốc ngày 20/9/1977.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến