Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 4

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán lớp 4


Đề bài

Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S :

a) Năm 205 thuộc thế kỉ thứ 2.  ☐

b) Năm 1506 thuộc thế kỉ thứ 16.  ☐

c) Năm 1860 thuộc thế kỉ thứ 19.  ☐

d) Năm 2000 thuộc thế kỉ thứ 21.  ☐

Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Trung bình cộng của 3 số 750. Số thứ nhất là 960, số thứ hai bằng \(\dfrac{1}{3}\)  số thứ nhất. Hỏi số thứ ba là bao nhiêu ?

A. 600                                        B. 970

C. 700                                        D. 750

Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Lớp 4A có 46 học sinh. Số học sinh lớp 4B bằng \(\dfrac{1}{2}\) số học sinh lớp 4A. Số học sinh lớp 4C hơn lớp 4B là 1 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?

A. 40                                          B. 41

C. 31                                          D. 43

Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S (Nhìn vào biểu đồ bên dưới) :

Biểu đồ trên cho biết số lượng quần áo mà một phân xưởng đã may được trong từng quý của năm 2008.

a) Quý 1 may được ít hơn quý 3 là 600 bộ  ☐

b) Quý 4 may được nhiều hơn quý 2 là 1040 bộ  ☐

c) Trung bình mỗi quý may được 2750 bộ  ☐

d) Trung bình mỗi quý may được 2800 bộ  ☐

Câu 5. Trung bình cộng của 5 số lẻ liên tiếp là 101. Tìm 5 số lẻ đó.

Câu 6. An có 20 nhãn vở, Bình có 24 nhãn vở, Chi có số nhãn vở kém mức trung bình cả 3 bạn là 6 nhãn vở. Hỏi Chi có bao nhiêu nhãn vở ?

Câu 7. Điền dấu \(( >, <, = )\) thích hợp vào chỗ trống :

a) \(\dfrac{1}{4}\) giờ + 20 phút … 2100 giây

b) 900 tháng … \(\dfrac{1}{4}\)  thế kỉ + 40 năm

c) \(\dfrac{1}{8}\) ngày …  640 phút. 


Lời giải

Câu 1. 

Phương pháp:

                  1 thế kỉ = 100 năm

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

...............

- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Cách giải:

Ta có:

- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

...............

- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Do đó:

a) Năm 205 thuộc thế kỉ thứ 3.  

b) Năm 1506 thuộc thế kỉ thứ 16.  

c) Năm 1860 thuộc thế kỉ thứ 19.  

d) Năm 2000 thuộc thế kỉ thứ 20.

Vậy kết quả lần lượt là:

a) S                           b) Đ                           c) Đ                           d) S

Câu 2.

Phương pháp:

- Tìm tổng \(3\) số \(=\) trung bình cộng của \(3\) số \(\times\,3\).

- Tìm số thứ hai \(=\) số thứ nhất \(:\,3\).

- Tìm số thứ ba \(=\) ổng \(3\) số \(-\) tổng của số thứ nhất và số thứ hai.

Cách giải:

Tổng của \(3\) số là:

            \(750 \times 3 = 2250\)

Số thứ hai là:

             \(960:3 = 320\)

Số thứ ba là: 

             \(2250 - (960 + 320)= 970\)

Chọn B. 

Câu 3.

Phương pháp:

- Tính số học sinh lớp 4B = số học sinh lớp 4A : 2.

- Tính số học sinh lớp 4C = số học sinh lớp 4B + 1.

- Tính số học sinh trung bình của mỗi lớp = tổng số học sinh của 3 lớp : 3.

Cách giải:

Lớp 4B có số học sinh là: 

             46 : 2 = 23 (học sinh)

Lớp 4C có số học sinh là: 

             23 + 1 = 24 (học sinh)

Trung bình mỗi lớp có số học sinh là: 

             (46 + 23 + 24) : 3 = 31 (học sinh)

Chọn C.

Câu 4. 

Phương pháp:

- Quan sát biểu đồ đề tìm số bộ quần áo may được trong mỗi quý: số ghi ở đỉnh cột chi số bộ quần áo may được.

- Tìm hiệu của hai số ta lấy số lớn trừ đi số bé.

- Tìm số bộ quần áo trung bình mỗi quý may được ta lấy tổng số bộ may được trong 4 quý chia cho 4.

Cách giải:

Quan sát biểu đồ ta thấy số bộ quần áo may được trong mỗi quý như sau:

Quý 1: 2000 bộ ;                            Quý 2: 2580 bộ 

Quý 3: 3000 bộ ;                            Quý 4: 3620 bộ 

Quý 1 may được ít hơn quý 3 số bộ quần áo là:

                3000 - 2000 = 1000 (bộ)

Quý 4 may được nhiều hơn quý 2 số bộ quần áo là:

               3620 - 2580 = 1040 (bộ)

Trung bình mỗi quý may được số bộ quần áo là:

               (2000 + 2580 + 3000 + 3620) : 4 = 2800 (bộ)

Vậy ta có kết quả lần lượt là:

a) S                           b) Đ                           c) S                            d) Đ

Câu 5.

Phương pháp:

- 5 số lẻ liên tiếp là 5 số cách đều nhau nên trung bình cộng của 5 số lẻ đó là số ở chính giữa, từ đó tìm được số thứ 3 là 101.

- Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị , từ đó tìm được các số còn lại dựa vào số thứ 3.

Cách giải:

5 số lẻ liên tiếp là 5 số cách đều nhau nên trung bình cộng của 5 số lẻ đó là số ở chính giữa. Vậy số thứ 3 là 101.

Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị nên :

Số thứ tư là:                \(101 + 2 = 103\)

Số thứ năm là:             \(103 + 2 = 105\)

Số thứ hai là:               \(101 – 2 = 99\)

Số thứ nhất là:             \(99 – 2 = 97\)

Vậy năm số cần tìm là:\(97; 99; 101; 103; 105.\)

Câu 6.

Phương pháp:

- Vẽ sơ đồ biểu thị số nhãn vở của mỗi bạn. 

- Quan sát sơ đồ ta thấy \(2\) lần trung bình số nhãn vở cả \(3\) bạn bằng số nhãn vở của An và Bình trừ đi \(6\). Từ đó tìm được trung bình số nhãn vở của ba bạn.

- Tìm số nhãn vở của Chi ta lấy trung bình số nhãn vở cả \(3\) bạn trừ đi \(6\). 

Cách giải:

Theo đề bài ta có sơ đồ:

Ta thấy \(2\) lần trung bình số nhãn vở cả \(3\) bạn bằng số nhãn vở của An và Bình trừ đi \(6\).

Trung bình mỗi bạn có số nhãn vở là :

              \((20 + 24 – 6 ) : 2 = 19\) (nhãn vở)

Chi có số nhãn vở là :

              \(19 – 6 = 13\) (nhãn vở).

                                 Đáp số : \(13\) nhãn vở.

Câu 7.

Phương pháp:

Viết các số đo về cùng một đơn vị đo rồi so sánh kết quả với nhau.

Cách giải:

a) Ta có: \(\dfrac{1}{4}\) giờ + 20 phút = 15 phút + 20 phút = 35 phút.

    2100 giây = 35 phút (vì 2100 : 60 = 35).

    Mà: 35 phút = 35 phút

    Vậy: \(\dfrac{1}{4}\) giờ + 20 phút = 2100 giây

b) Ta có: 900 tháng = 75 năm (vì 900 : 12 = 75).

    \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ + 40 năm = 25 năm + 40 năm = 65 năm.

    Mà: 75 năm > 65 năm

    Vậy: 900 tháng > \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ + 40 năm.

c) 1 ngày = 24 giờ nên \(\dfrac{1}{8}\) ngày = 24 : 8 = 3 giờ

   640 : 60 = 10 dư 40 nên 640 phút = 10 giờ 40 phút

   Mà: 3 giờ < 10 giờ 40 phút.

   Vậy: \(\dfrac{1}{8}\) ngày < 640 phút.