Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9


Đề bài

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1 . Hãy nối ví dụ ở cột (A) với một mối quan hệ khác loài ở cột (B) cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (C).

A - ví du

B – Quan hệ

C - kết quả

1. Dê và bò cùng ăn trên một cánh đồng

2. Cây nắp ấm băt ruồi

3. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khổng chế bởi số lượng hổ

4. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò chúng sống được nhờ hút máu của trâu bò

5. Địa y sông bám trên cành cây

6. Vi khuẩn sống trên nốt sần ở rễ cây họ đậu

7. Hải quỳ và tôm kí cư 

8. Trâu ăn lúa 

A. Cộng sinh

B. Hội sinh  

C. Canh tranh

D.  Ký sinh

E. Thưc vât bắt sâu bọ

F. Động vật ăn động vật.

G. Động vật ăn thực vật.

1……………

2…………….

3…………….

4……………

5……………

6…………..

7………….

8………….

Câu 2 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

1. Cây trồng nổi tiếng của vùng núi phía bắc là:

A. Trồng cây công nghiệp như quế, hồi,... cây lương thực có lúa.

B. Trồng chè, sắn củ, khoai lang

C. Trồng cà phê, cao su, chè.

D.  Trồng lúa nước.

2. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?

A. Quan hệ dinh dưỡng

B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật

C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2

D.  Quan hệ động vật ăn thịt và con mồi.

3. Rừng ngập mặn ven biển là:

A. Một quần thể          B. Một quần xã                      

C. Một loài                  D.  Một giới

4. Ví dụ nào là một quần thể sinh vật trong số các ví dụ sau đây?

A. Tập hợp một số cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.

B. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng đông bắc việt nam.

D.  Tập hợp các cây chuối, ổi, xoài ... trong vườn.

5. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chù yếu người ta dùng phép lai nào sau đây ?

A. Lai khác dòng         B. Lai kinh tế

C. Lai khác thứ           D.  Cả A, B và C đều đúng.

6. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quà xấu đỏ là:

A. Khai thác khoáng sản

B. Săn bắt động vật hoang dã

C. Phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt

D.  Chăn thả gia súc

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . So sánh các quan hệ: cạnh tranh khác loài, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác và nêu thí dụ minh hoạ.

 Câu 2 . Em hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn (mỗi chuồi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó lại thành một lưới thức ăn ?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

A

A

B

C

B

C

II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 1.

* Giống nhau:

- Đều là hình thức quan hệ sinh vật khác loài

- Các sinh vật thể hiện đối địch nhau trong quá trình sống.

* Khác nhau.

 

Cạnh tranh

Kí sinh

Sinh vật ăn sinh vật khác.

Biểu hiện

Sinh vật khác loài cạnh tranh về thức ăn, nơi ở....→ kìm hãm sự phát triển lẫn nhau

Sinh vật sống bám vào cơ thể sinh vật khác để hút máu hay lấy chất dinh dưỡng

Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bẳt sâu bọ

Thí dụ

Lúa và cỏ dại trong một ruộng lúa

Giun đũa trong ruột người

Cáo đuổi bắt gà

Câu 2 . * Sơ đồ 3 chuồi thức ăn có 5 mắt xích.

1. Cây xanh → chuột → rắn → đại bàng → vi khuẩn.

2. Cây xanh → sâu → chim ăn sâu → đại bàng →• vi khuẩn

3. Cây xanh → châu chấu → gà → đại bàng → vi khuẩn.

* Lưới thức ăn.

Bài giải tiếp theo
Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9


Từ khóa