Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9


Đề bài

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Rừng mưa nhiệt đới là:

A. Một loài             B. Một bộ                   

C. Một quần thể     D.  Một quần xã.

2. Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên ?

A. Tài nguyên rừng                                    B. Tài nguyên đất

C. Tài nguyên trí tuệ con người.              D.  Tài nguyên sinh vật.

3. Nguyên nhân nào sau đây làm ô nhiễm nguồn nước ?

A. Khí thải công nghiệp.                              B. Nước thải không qua xử lí.

C. Tiếng ồn của các loại xe.                        D.  Khí thải của các phương tiện giao thông. 

Câu 2 . Hãy điền chữ Đ (nếu đúng) hoặc chữ S (nếu sai) vào ô trống trong mỗi câu sau:

□ 1. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm: các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

□ 2. Lai kinh tế là phép lai giữa các cặp bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng nó để làm giống.

□ 3. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể sinh vật khác loài sống trong một khoảng không gian nhất định ở một thời điểm nhất định.

□ 4. Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao plìấn hoặc giao phổi gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái giống vì tạo ra các cặp gen dị hợp gây hại

 Câu 3 . Chọn cụm từ phù hợp trong số những cụm từ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống (...) Thay cho các số 1, 2, 3 ... Trong các câu sau:

Biển là ...(l)….. khổng lồ. Các loài sinh vật biển rất đa dạng và phong phú nhưng tài nguyên sinh vật biển …..(2)……

A. Không phải là vô tận                                         B. Là vô tận có thể khai thác thoải mái

C. Cần khai thác hợp lí                                          D.  Hệ sinh thái

E. Cả A và C.

Câu 4. Hãy nối ví dụ ở cột (A) với một mổi quan hệ khác loài ở cột (B) cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (C).

Các ví dụ (A)

Mối quan hệ (B)

Trả lời(C)

1. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối

2. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm

3. giun đũa sống trong ruột người

4. trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đông

5. vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu

6. Cáo ăn thỏ. 

a. Cộng sinh

b. Hội sinh

c. Cạnh tranh

d.  Ký sinh

e. Sinh vật ăn sinh vật khác  

1………..

2………….

3……….

4……………

5………….

6…………..

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài đó và cho biết tháp tuổi đó thuộc dạng tháp tuổi gì.

Bảng số lượng cá thể ở 3 nhỏm tuổi của chuột đổng, chim trĩ và nai 

Loài sinh vật

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

Chuột đồng

50 con/ha

48 con/ha

10 con/ha

Chim trĩ

75 con/ha

25 con/ha

5 con/ha

Nai

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

Câu 2. Cho sơ đồ lưới thức ăn của quần xã như sau :

a. Chuỗi thức ăn là gì?

b. Có những chuỗi thức ăn nào đã tạo lập nên lưới thức ăn đó?

c. Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên. Từ đó cho biết thế nào là mắt xích chung?

d.  Trong lưới thức ăn trên, hổ thuộc những bậc tiêu thụ nào?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

 Câu 1 .

1

2

3

D

C

B

Câu 2 .

1

2

3

4

Đ

Đ

S

S

Câu 3 .

(1)

(2)

D

A

Câu 4.

1

2

3

4

5

6

b

c

d

c

a

e

II. Tự luận: (5 điểm)

 Câu 1 . Bảng. Số lượngcá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai

Loài sinh vật

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

Chuột đồng

50 con/ha

48 con/ha

10 con/ha

Chim trĩ

75 con/ha

25 con/ha

5 con/ha

Nai

15 con/ha

50 con/ha

5 con/ha

* sơ đồ tháp tuổi của mỗi loài nói trên:

 

Ghi chú: * Kết luận về dạng tháp tuổi:

a. Ở loài chuột đồng: tháp tuổi có dạng ổn định

b. Ở loài chim trĩ: tháp tuổi có dạng phát triển

c. Ở loài nai: tháp tuổi có dạng giảm sút.

 Câu 2 .

a. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuồi thức ăn là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

b. Những chuỗi thức ăn sau đây đã tạo lập nên lưới thức ăn đó:

Cỏ → dê → hổ → vi sinh vật                        cỏ → gà → cáo → hổ → vi sinh

vật cỏ → gà → cáo → vi sinh vật                  cỏ → gà → mèo rừng → vi sinh vật

c. mắt xích chung của lưới thức ăn trên: gà, cáo, hổ.

Mắt xích chung: là mắt xích tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn.

d.  Trong lưới thức ăn, trên hổ thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3.


Bài học bổ sung