Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9


Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Được xem là tiến bộ nổi bật của thể kỷ XX. Đó là việc tạo ra:

A. cà chua lai          B. Đậu tương lai                    

C. Ngô lai               D.  Lúa lai

2. Vai trò khống chế sinh học trong sự tồn tại của quần xã là:

A. Điều hoà mật độ ở các quần thể.

B. Làm giảm số lượng cá thể trong quần xã

C. Đảm bảo sự cân bàng trong quần xã

D.  Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2 . Chọn cụm từ phù hợp trong số những cụm từ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống (….) thay cho các sổ 1, 2, 3... trong các câu sau:

Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi….. (1)…… trên trái đất. Tài nguyên nước là yếu tố quyết định….. (2)…….. của con người. Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên trái đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm. Chúng ta biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ……(3)……

A. Đời sống                                                B. Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước,

C. Môi trường sống                                    D.  Ô nhiễm hệ sinh thái

E. Sinh vật

Câu 3 . Em hãy cho biêt câu sau đúng hay sai? (nếu đúng thì ghi “Đ”, nếu sai thì ghi “S”)

Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi điều kiện sống không thuận lợi.

Câu 4. Hãy nối mỗi câu trong cột A với một câu trong cột B để được kết quả đúng và ghi vào phần trả lời bên dưới:

A (các biện pháp)

b (hiệu quả)

1. Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

a. Góp phần điều hoà lượng nước, hạn chế lũ lụt và hạn hán, mở rộng điện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng.

2. Tăng cường công tác làm thuỷ lợi và tưới tiêu hợp lý.

b. Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, cải tạo khí hậu...

3. Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh.

c. Tăng độ màu mỡ của đất; hạn chế mầm bệnh lây lan (khi phân hữu cơ đã được xử lý đúng kĩ thuật).

4. Thay đổi các loại cây trồng hợp lý

d.  Đem lại lợi ích kinh tế khi lựa chọn những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.

 

 

e. Khi thay đổi các loại cây trồng hợp lý đã làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng.

 

Trả lời: 1………….. ,2 ………..,3………… ,4 ……………

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Kể tến những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

 Câu 2 . Các yếu tố nước, khí cacbốnic, ôxi, ánh sáng, chất mùn, thỏ, hổ, gà, cỏ, giun đất, cây gỗ, vi sinh vật. Đây là những thành phần của môi trường hay hệ sinh thái? Hệ sinh thái gồm thành phần cơ bản nào? Viết sơ đồ hai chuỗi thức ăn.

 Câu 3 . Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật. Vì sao phải ban hành luật bảo vệ tài nguyên môi trường?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1.

1

2

C

C

Câu 2 .

1

2

3

E

C

B

Câu 3 . “S”

Câu 4.

1

2

3

4

b

a

c

e

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 . Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là.

- Khí thải công nghiệp và khí thải sinh hoạt do phương tiện giao thông, do các nhà máy, khu công nghiệp, do hoạt động đun nấu của con người.

- Do hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học

- Do chất phóng xạ của các nhà máy điện nguyên tử và các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Do chất thải rắn từ các bệnh viện, xây dựng, túi ni lông, chất thải công nghiệp, nông nghiệp.

- Ô nhiễm do vi sinh vật: giun sán, ruồi, muỗi, bệnh dịch….

 Câu 2 . Các yếu tố nước cacbônic, ôxi, ánh sáng, chất mùn, thỏ, hổ, gà, cỏ, giun đất, cây gỗ, vi sinh vật. Đây vừa là thành phần của môi trường vừa là thành phần của hệ sinh thái.

Hệ sinh thái bao gồm:

- Thành phần vô cơ: đất, đá, nước...

- Sinh vật sản xuất là thực vật.

- Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

- Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm…

Viết được sơ đồ hai chuỗi thức ăn

Cỏ → gà → hổ → vi sinh vật

Cỏ → thỏ → hổ → vi sinh vật 

Câu 3 . * các biện pháp bào vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.

- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trổng đồi núi trọc.

- Không phá rừng bừa bãi, không săn bắn động vật hoang dã.

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào bảo tồn gen quý.

* Phải ban hành luật bảo vệ tài nguyên môi trường để điều chỉnh hành vi của xã hội, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.