Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9


Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4,5 điểm)

Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nhiệt độ của môi trường đã có ảnh hưởng đến:

A. hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật

B. Đến bộ lông của động vật

C. Đến bộ chân của động vật

D.  Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, tuần hoàn.

2. Mối quan hệ quan trọng đảm bào tính gắn bó trong quần xã là :

A. Hợp tác                   B. Cộng sinh                          

C. Kí sinh                    D.  Dinh dưỡng

3. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

A. năng lượng mặt trời     B. Dầu lửa

C. Năng lượng gió            D.  Năng lượng thuỷ triều

4. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng vở khô cằn thường có

A. Lá to và màu sẫm                                    B. Lá nhỏ và màu nhạt

C. Lá nhỏ và màu sẫm                                D.  Lá to và màu nhạt

5. Người ta thường chia dân sổ thành các nhóm tuổi:

A. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản

B. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc.

D.  Nhóm tuồi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc

Câu 2 . Chọn từ thích hợp điền vào chồ trổng:

Quần xã sinh vật là …….(1)…… nhiều ………..(2)……… sinh vật thuộc các loài khác nhau,  …..(3)…… một không gian xác định và chúng có……..(4)………. gắn bó với nhau.

 Câu 3 . Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô trống cho mỗi câu sau:

□ 1. Trong chọn giống cây trồng, người ta thường dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai.

□ 2. Trong cơ thể con lai kinh tế, đa số các cặp gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn có lợi cho cơ thể.

□ 3. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là do tự thụ phấn ở thực vật và lai khác thứ ở động vật.

□ 4. Mật độ quần thể là số lượngsinh vật hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

II. Tự luận: (5,5 điểm)

 Câu 1 . Ưu thế lai là gì ? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống ? Muốn tạo được ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi người ta chủ yếu dùng phương pháp gì ?

 Câu 2 . Các yếu tố nước, cacbônic, ôxi, ánh sáng, chất mùn, thỏ, hổ, gà, cỏ, giun đất, cây gỗ, vi sinh vật.

a. Đây là những thành phần của môi trường hay hệ sinh thái ?

b. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào ?

c. Viết sơ đồ 2 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

 Câu 3 . Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ? Vì sao phải ban hành luật bảo vệ tài nguyên môi trường ? Môi chúng ta cần làm gì đê bảo vệ tài nguyên môi trường?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4,5 điểm)

Câu 1.

1

2

3

4

5

A

D

B

B

D

Câu 2 .

( 1 ) - tập hợp,              (2) - quần thể,

(3) - cùng sống trong,    (4) - mối quan hệ mật thiết 

Câu 3 .

1

2

3

4

Đ

S

S

Đ

II. Tự luận: (5,5 điểm)

 Câu 1 . - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- Cơ chế di truyền của hiện tượng trên là do sự tập trung các gen trội có lợi ở con lai F1

(khi lai hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1. P : AAbbCC x aaBBcc

                       F1 : AaBbCc)

- Không dùng con lai F1 để nhân giống vì ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ ở các đời sau (hay nói cách khác trong các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần).

 Câu 2 .

a. Các yếu tố nước, cacbốnic, ôxi, ánh sáng, chất mùn, thỏ, hổ, gà, cỏ, giun đất, cây gỗ, vi sinh vật. Đây vừa là thành phần của môi trường vừa là thành phần của hệ sinh thái.

b. Hệ sinh thái bao gồm:

- Thành phần vô cơ: đất, đá, nước ....

- Sinh vật sản xuất là thực vật

- Sinh vật tiêu thụ là động vật

- Sinh vật phân giải là vi sinh vật

c. Viết được sơ đồ hai chuỗi thức ăn

cỏ → thỏ → hổ → vi sinh vật

chất mùn → giun đất → gà → hổ → vi sinh vật

 Câu 3 .

* Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.

- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

-Trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Không phá rừng bừa bãi, không săn băn động vật hoang dã.

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào bảo tồn gen quý.

* phải ban hành luật bảo vệ tài nguyên môi trường để điều chỉnh hành vi của xã Hội, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

* liên hệ thực tể: (học sinh tự liên hệ thực tế)