Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9


Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)  Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1 . Trong chọn giống vật nuôi,………. là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai.

A. Lai kinh tế            B. Lai giống               

C. Lai khác dòng       D.  Lai khác thứ

Câu 2 . Chọn lọc ……… là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.

A. Cá thể                 B. Cá thể và hàng loạt

C. Hàng loạt             D.  Giống

Câu 3 . Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:

A. Hô hấp, quang hợp.

B. Quang hợp, hút nước và muối khoáng,

C. Hút nước và muối khoáng

D.  Hô hấp, quang hợp, hút nước và muối khoáng

Câu 4. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xoá bỏ hành vi nào sau đây?

A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

B. Du canh, du cư

C. xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường.

D.  Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 5. Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi nguồn tài nguyên này, cần phải:

A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.

B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.

C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.

D.  Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.

Câu 6. đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường quy định:

A. Không săn bắn động vật non                    B. Nghiêm cấm đánh bắt.

C. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi.            D.  Chỉ được săn bắt thú lớn.

Câu 7. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điổm thích nghi nào sau đây?

A. Bề mặt lá có tầng cutin dày.

B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.

C. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.

D.  Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.

Câu 8. Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.

B. chỗ ở đầy đủ, thậm chí còn thừa cho các cá thể.

C. Số lượngcá thể trong bầy nhóm tăng lên quá cao.

D.  Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm đến nhau.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn tài nguyên khác (như đất và nước)?

Câu 2 . Hãy xây dựng 4 sơ đồ về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát trong giờ thực hành.

Câu 3 . Khi điều tra tình hình ô nhiễm quanh khu vực trường học, theo em học sinh có nhiệm vụ gi trong công tác phòng chống ô nhiễm môi trường?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

B

C

D

B

A

B

A

C

II. Tự luận: (6 điểm)

 Câu 1 .

Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hường đến các nguồn tài nguyên khác (như đất và nước): rừng có vai trò rất lớn đối với con người và tự nhiên. Ngoài chức năng cung cấp nhiều loại lâm sản quý, rừng còn có vai trò điều hoà khí hậu, điều hoà lượng nước trên trái đất và giúp cho đất tránh bị thoái hoá.

Nếu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng có tác dụng tốt đối với tài nguyên đất và nước như sau:

* Đối với tài nguyên đất: diện tích rừng được bảo vệ phục hồi giúp cho mực nước ngầm trong đất không bị hạ thấp, giúp đất không bị khô và không bị sa mạc hoá. Rừng còn giữ nước đầu nguồn tránh lũ làm xói mòn đất trên các sườn dốc; rừng còn cung cấp thảm mục thực vật và động vật làm giàu độ màu mỡ cho đất v.v...

* Đối với tài nguyên nước: rừng điều hoà lượng mưa và giữ nước ngầm cung cấp cho con người, hạn chế lụt lội gây nguy hại và tạo môi trường nước trong lành giúp cho các loài thuỷ, hải sản phát triển v.v...

 Câu 2 . Hãy xây dựng 4 sơ đồ về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát trong giờ thực hành

Cây cỏ → sâu ăn lá cây → chim ăn sâu

Cây cỏ → châu chấu → gà → vi sinh vật

Lá cây → bọ ngựa → rắn → vi sinh vật

Chuột → mèo → vi sinh vật

…………………….

 Câu 3 . Khi điều tra tình hình ô nhiễm quanh khu vực trường học, học sinh có nhiệm vụ:

- Học tập để nẳm vững những kiến thức và kĩ năng về giữ gìn thiên nhiên, sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

- Có quyết tâm và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân hav tập thể để tham gia bảo vệ môi trường.

- Tích cực tham gia tuyên truyền và vận động tới bạn bè, người thân, cùng bảo vệ môi trường sống của chính mình và toàn thể cộng đồng.

 

Bài giải tiếp theo
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9
Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9


Từ khóa