Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cơ thể mẹ có kiểu gen AaBB, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?

A. 2 loại                                  B. 1 loại

C. 3 loại                                  D. 4 loại

Câu 2. Cho phép lai P: AaBb ×  aabb. F1 sẽ thu được mấy loại kiểu hình? (cho biết A trội so với a, B trội so với b).

A. 1 loại kiểu hình

B. 2 loại kiểu hình

C. 3 loại kiểu hình

D. 4 loại kiểu hình

Câu 3. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

A. Giúp cho cơ thể lớn lên

B. Thay thế cho các tế bào già đã chết

C. Đảm bảo bộ NST luôn ổn định của loài

D. Cả A,B  và C đều đúng.

Câu 4. Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra mấy tinh trùng?

A. 1 tinh trùng

B. 2 tinh trùng

C. 3 tinh trùng 

D. 4 tinh trùng

Câu 5. Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu?

A. Trong nhân tế bào

B. Tại màng tế bào

C. Trong môi trường nội bào

D. Câu A và B

Câu 6. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34 Å gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi nuclêôtit tương ứng với bao nhiêu Å?

A. 34 Å                                  B. 3,4 Å

C. 1,7 Å                                 D. 17 Å

Câu 7. Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen qui định. Theo dõi sự di truyền màu sắc của hoa này, người ta được những kết quả sau:

Hoa hồng ×  Hoa hồng → F1 : 25,1% hoa đỏ, 49,9% hoa hồng, 25,0% hoa trắng

Kết quả phép lai trên được giải thích như thế nào?

A. hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng

B. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng

C. Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng

D. Câu C và B đúng.

Câu 8. Một phân tử mARN có U= 1200 bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclcôtit trong phân tử mARN đó sẽ là:

A. 6000 nuclêôtit

B. 1200 nuclêôtit

C. 3000 nuclêôtit

D. 12.000 nuclêôtit

TỰ LUẬN

Câu 9. Cấu tạo hóa học của ARN? Các loại ARN và chức năng của chúng?

Câu 10. So sánh về sự tự nhân đôi của ADN và sự tổng hợp ARN.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A

2.D

3.D

4.D

5.A

6.B

7.D

8.C

Câu 1

Cơ thể có kiểu gen AaBB khi giảm phân sẽ cho tối đa 2 loại giao tử AB và aB.

Chọn A

Câu 2 

Aa × aa → 1Aa:1aa → 2 loại kiểu hình

Bb × bb → 1Bb:1bb → 2 loại kiểu hình

Vậy P: AaBb ×  aabb → F1 có 4 loại kiểu hình.

Chọn D

Câu 3 

Ý nghĩa của nguyên phân là

+ Giúp cho cơ thể lớn lên

+ Thay thế cho các tế bào già đã chết

+ Đảm bảo bộ NST luôn ổn định của loài

Chọn D

Câu 4

Từ tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng.

Chọn D

Câu 5 

Sự tổng hợp ARN (phiên mã) diễn ra trong nhân tế bào.

Chọn A

Câu 6 

Mỗi nucleotit sẽ có chiều dài 34:10 = 3,4 Å.

Chọn B

Câu 7

P hoa hồng → F1: 1 đỏ:2 hồng: 1 trắng → có hiện tượng trội không hoàn toàn

A- đỏ

a- trắng

Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa đỏ và trắng.

Chọn D

Câu 8 

Số nucleotit của gen là 12000: 20% = 6000 nucleotit

Số nucleotit trong phân tử mARN 6000:2 = 300.

Chọn C

Câu 9

* cấu tạo hóa học của ARN.

- ARN là axit ribônuclêic.

- ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

- ARN thuộc loại đại phân tử nhung có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN

- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.

- đơn phân là ribônuclcôtit gồm 4 loại: A, U, G, X.

* Các loại ARN và chức năng của chúng: tuỳ theo chức năng mà chia thành 3 loại:

- mARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp.

- tARN có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi nơi tổng hợp protein.

- rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp protein.

Câu 10

Giống nhau:

- Sự tự nhân đôi ADN và sự tổng hợp ARN đều xảy ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc NST chưa xoắn.

- Cả 2 quá trình trên, ADN đều đóng vai trò làm khuôn mẫu.

- Trong quá trình tự nhân đôi ADN hay tổng hợp ARN, đều có xảy ra hiện tượng: ADN tháo xoắn, tách mạch và sự bổ sung của các nuclêôtit của môi trường nội bào với nuclêotit trên mạch mang mã gốc theo NTBS, đều có sự tham gia của một số enzim.

Khác nhau:

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến