Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Học kì 1 - Sinh học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Học kì 1 - Sinh học 9


Đề bài

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

1. Sự nhân đôi ADN xảy ra vào lúc nào ?

A. NST ở trạng thái co xoắn tối đa

B. NST bắt đầu co xoắn lại

C. NST ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn

D. NST bắt đầu tháo xoắn và bắt đầu duỗi ra

2. ARN được cấu tạo từ các nguyên tố

A. C, H,O,N và P

B. C,H,O, và N

C. C, H,O và P

D. C,H,O

3. Chức năng chủ yếu của protein là:

A. Chức năng cấu trúc và chức năng xúc tác

B. Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất

C. Chức năng bảo vệ

D. Cả A,B, và C

4. Đặc điểm cấu tạo của protein bậc 4 là :

A. Cấu tạo bởi một mạch không gian cuộn xoắn

B. Cấu tạo bởi hai mạch không gian cuộn xoắn

C. Cấu tạo bởi một mạch cuộn xoắn

D. Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau.

5. Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là :

A. Đột biến NST

B. Đột biến gen

C. Biến dị tổ hợp

D. Thường biến

Câu 2. ( 5 điểm)

Cho một mạch của đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau :

Mạch 2 :……X – X – G – G – A – T – T – A – X – X - ……

Có thể dựa vào đoạn mạch trên để tính số lượng từng loại nucleotit của đoạn gen nói trên hay không ? cho ví dụ .

Viết đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đã cho và viết cả đoạn gen gồm 2 mạch

Lời giải chi tiết

Câu 1 .

1

2

3

4

5

C

A

D

D

D

Câu 2 .

 a. Có thể dựa vào đoạn mạch trên để tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen:

Cách tính như sau: A = A mạch 1 + A mạch 2 theo nguyên tắc bổ sung A mạch 1 = T mạch 2 suy ra ta có A = T = T mạch 2 + A mạch 2 vậy A = T = 2 + 2 = 4 (nuclêôtit)

Với cách biện luận tương tự, ta có:

G = G mạch 1 + G mạch 2 = X mạch 2 + G mạch 2 vậy G = X = 4 + 2 = 6 (nuclêôtit)

b. Đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đã cho:

Mạch 1 : ….- G - G - X - X - T - A - A - T - G - G - ..

- cả đoạn gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1 : .... G - G - X - X - T - A - A - T - G - G - …

Mạch 2: …- X - X - G - G - A - T - T - A - X - X -...



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến