Khí quyển

Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.


I. Khí quyển

1.Cấu trúc của khí quyển

Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :

a) Tầng đối lưu

Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.

Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.

b) Tầng bình lưu

Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.

c) Tầng giữa

Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.

d) Tầng ion (tầng nhiệt)

Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.

e) Tầng ngoài

Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.

2. Các khối khí

Không khí ở tầng đối lưu, tuỳ theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà hình thành các khối khí khác nhau.

Mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính, đó là khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

- Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh với kí hiệu là A.

- Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là p.

- Khối khí chi tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T.

- Khối khí xích đạo nóng ẩm kí hiệu là E.

Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục địa (khô), kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em.

3. Frông

Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frông, kí hiệu là F.

Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản :

- Frông địa cực (FA).

- Frông ôn đới (FP).

Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió.

Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau ; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

Bài giải tiếp theo
Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Bài 1 trang 43 SGK Địa lí 10
Bài 2 trang 43 SGK Địa lí 10
Bài 3 trang 43 SGK Địa lí 10
Hãy cho biết tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như sức khoẻ của con người.
Dựa vào kiến thức đã học và quan sát bảng 11 (SGK trang 41), hãy nhận xét và giải thích: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ. Sự thay đổi biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ.
Quan sát hình 11.3 (SGK trang 42), hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52 độ B.
Quan sát hình 11.4 (SGK trang 43), hãy phân tích mối quan hệ: giữa hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.

Video liên quan



Bài học liên quan