Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. Quá trình bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất được phân bố


II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. Quá trình bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất được phân bố như hình 11.2.

Như vậy, nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời, nếu góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

a) Phân bố theo vĩ độ địa lí

b)Phân bố theo lục địa và đại dương

- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

Véc khôi-an (67°B. 134°Đ) có nhiệt độ trung bình năm là -16°C, người ta gọi đó là hàn cực, vi lạnh hơn cực Bắc. Một hàn cực khác ờ độ cao 3030 m tại trung tâm đảo Grơn-len với nhiệt độ trung bình năm là -30,2C.

Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải là khu vực xích đạo mà là khu vực chí tuyến. Trên lục địa, đường đẳng nhiệt trung bình năm cao nhất là đường 30°c ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra của châu Phi.

- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn.

Ngoài ra nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. nguyên nhân là do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng.

c) Phân bố theo địa hình

- Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

- Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến