Bài 9 trang 191 SGK Đại số 10 Nâng cao

Tìm góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo dương lớn nhất, biết một góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo:


Tìm góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo dương nhỏ nhất, biết một góc lượng giác (Ou, Ov) có số đo:

LG a

a) -900

Phương pháp giải:

Giải bpt \({0^0} < {a^0} + k{360^0} \le {360^0}\) tìm k, từ đó suy ra góc cần tìm.

Lời giải chi tiết:

Với a = -900 thì:

\({0^0} <  - {90^0} + k{360^0} \le {360^0}\) \( \Leftrightarrow {90^0} < k{360^0} \le {450^0} \) \( \Leftrightarrow \frac{1}{4} < k \le \frac{5}{4} \Rightarrow k = 1\)

Số dương nhỏ nhất cần tìm là 270.


LG b

 10000

Lời giải chi tiết:

Với a = 1000o thì

\(\begin{array}{l}
{0^0} < {1000^0} + k{360^0} \le {360^0}\\
\Leftrightarrow - {1000^0} < k{360^0} \le - {640^0}\\
\Leftrightarrow - \frac{{25}}{9} < k \le - \frac{{16}}{9}\\
\Rightarrow k = - 2
\end{array}\)

Số dương nhỏ nhất cần tìm là 280


LG c

\({{30\pi } \over 7}\)

Phương pháp giải:

Giải bpt \(0 < \alpha  + k2\pi  \le 2\pi \) tìm k suy ra góc cần tìm.

Lời giải chi tiết:

 Với α = \({{30\pi } \over 7}\) thì

\(\begin{array}{l}
0 < \frac{{30\pi }}{7} + k2\pi \le 2\pi \\
\Leftrightarrow - \frac{{30\pi }}{7} < k2\pi \le - \frac{{16\pi }}{7}\\
\Leftrightarrow - \frac{{15}}{7} < k < - \frac{8}{7}\\
\Rightarrow k = - 2
\end{array}\)

Số dương nhỏ nhất cần tìm là: \({{2\pi } \over 7}\)


Lg d

\( - {{15\pi } \over {11}}\)

Lời giải chi tiết:

 Với α = \( - {{15\pi } \over {11}}\) thì 

\(\begin{array}{l}
0 < - \frac{{15\pi }}{{11}} + k2\pi \le 2\pi \\
\Leftrightarrow \frac{{15\pi }}{{11}} < k2\pi \le \frac{{37\pi }}{{11}}\\
\Leftrightarrow \frac{{15}}{{22}} < k < \frac{{37}}{{22}}\\
\Rightarrow k = 1
\end{array}\)

Số dương nhỏ nhất cần tìm là: \({{7\pi } \over {11}}\)

Bài giải tiếp theo
Bài 10 trang 191 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 11 trang 191 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 12 trang 192 SGK Đại số 10 Nâng cao
Bài 13 trang 192 SGK Đại số 10 Nâng cao

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa