Bài 4 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao

Khảo sát sự biến thiên của mỗi hàm số sau và lập bảng biến thiên của nó:


Khảo sát sự biến thiên của mỗi hàm số sau và lập bảng biến thiên của nó:

LG a

y = x2 + 2x – 2 trên mỗi khoảng \((-∞; -1)\) và \((-1, +∞)\)

Phương pháp giải:

Hàm số f đồng biến trêm K khi và chỉ khi 

\(\forall {x_1},{x_2} \in K\) và \({x_1} \ne {x_2}\) thì \(\frac{{f\left( {{x_2}} \right) - f\left( {{x_1}} \right)}}{{{x_2} - {x_1}}} > 0\)

Hàm số f nghịch biến trêm K khi và chỉ khi 

\(\forall {x_1},{x_2} \in K\) và \({x_1} \ne {x_2}\) thì \(\frac{{f\left( {{x_2}} \right) - f\left( {{x_1}} \right)}}{{{x_2} - {x_1}}} < 0\)

Lời giải chi tiết:

+ Với mọi x1; x2 ∈  \((-∞; -1)\) và x1 ≠ x2 ta có:

f(x2) – f(x1) = x22 + 2x2 – 2 – (x12 + 2x1 – 2)

 = x22 – x12 + 2(x2 – x1) = (x2 – x1)(x1 + x2 + 2)

\(\Rightarrow {{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} = {x_1} + {x_2} + 2\)

Vì x1; x2 ∈  \((-∞; -1)\) nên x1 < -1 và x2 < -1 nên x+ x+ 2 < 0

Nên \( \Rightarrow {{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} < 0\)

Vậy hàm số y = x2 + 2x – 2 nghịch biến trên \((-∞; -1)\)

+ Với mọi x1; x2 ∈ \((-1, +∞)\) và x1 ≠ x2 ta có:

\({{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} = {x_1} + {x_2} + 2 > 0\)

(Vì x1; x2 ∈  \((-1;+∞)\) nên x1 > -1; x2 > -1)

Vậy hàm số y =  x2 + 2x – 2 đồng biến trên \((-1, +∞)\)

Bảng biến thiên:


LG b

\(y = -2x^2 + 4x + 1 \) trên mỗi khoảng \((-∞; 1)\) và \((1, +∞)\)

Lời giải chi tiết:

+ Với mọi x1; x2 ∈ \((-∞; 1)\) và x1 ≠ x2 ta có:

f(x2) – f(x1) = (-2x22 + 4x2 + 1) – (-2x12 + 4x1 + 1)

= -2(x22 - x12) + 4(x2 - x1)

\(=  - 2\left( {{x_2} - {x_1}} \right)\left( {{x_2} + {x_1}} \right) + 4\left( {{x_2} - {x_1}} \right)\)

\(= 2\left( {{x_2} - {x_1}} \right)\left( { - {x_2} - {x_1} + 2} \right)\)

\( = {\rm{ }}2\left( {{x_2} - {x_1}} \right)\left[ {2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)} \right]\)

\( \Rightarrow {{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} \) \(=2\left[ {2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)} \right]\)

Vì x1 < 1 và x2 < 1 nên \({x_1} + {x_2} < 2 \Rightarrow 2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) > 0\)

Vậy hàm số \(y = -2x^2+ 4x + 1\) đồng biến trên khoảng \((-∞; 1)\)

+ Với mọi x1; x2 ∈ \((1; +∞)\) thì x1 > 1 và x2 > 1 và x1 ≠ x2 ta có:

\({x_1} + {x_2} > 2 \Rightarrow 2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right) < 0\)

Do đó \({{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} \)\(=2\left[ {2 - \left( {{x_1} + {x_2}} \right)} \right]\) < 0

Vậy hàm số \(y = -2x^2 + 4x + 1\) nghịch biến trên khoảng \((1; +∞)\)

Bảng biến thiên:


LG c

\(y = {2 \over {x - 3}}\) trên mỗi khoảng \((-∞; 3)\) và \((3, +∞)\)

Lời giải chi tiết:

+ Với x1, x2 ∈ \((- ∞; 3)\) với x1 ≠ x2 ta có:

\(\eqalign{
& f({x_2}) - f({x_1}) = {2 \over {{x_2} - 3}} - {2 \over {{x_1} - 3}} \cr 
& = {{2({x_1} - 3) - 2({x_2} - 3)} \over {({x_1} - 3)({x_2} - 3)}} \cr&= {{2({x_1} - {x_2})} \over {({x_1} - 3)({x_2} - 3)}} \cr 
& \Rightarrow {{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} = {{ - 2} \over {({x_1} - 3)({x_2} - 3)}} \cr} \)

(vì x1 < 3; x2 < 3 nên (x1 – 3)(x2 – 3) > 0)

\(\Rightarrow {{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}}<0\)

Vậy hàm số \(y = {2 \over {x - 3}}\)  nghịch biến trên \((- ∞; 3)\)

+ Với x1, x2 ∈ \((3; +∞)\) với x1 ≠ x2 ta có:

\({{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} = {{ - 2} \over {({x_1} - 3)({x_2} - 3)}} < 0\)

(vì x1 > 3; x2 > 3 nên (x1 – 3)(x2 – 3) > 0)

Vậy hàm số \(y = {2 \over {x - 3}}\) nghịch biến trên \((3; + ∞)\)

Bảng biến thiên:

Bài giải tiếp theo
Bài 5 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 6 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 7 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 8 trang 45 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 9 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 10 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 11 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 12 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 13 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao
Bài 14 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa