Bài 3 trang 98 SGK Sinh học 9

Giải bài 3 trang 98 SGK Sinh học 9. Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.


Đề bài

Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

* Trong chọn giống vi sinh vật:

Đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu. Đã tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.

Tạo được các thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh để tạo vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.

* Trong chọn giống cây trồng:

Đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6-11.

Tạo các giống đa bội ở dâu tầm, dương liễu, dưa hấu... có năng suất cao, phẩm chất tốt.

* Trong chọn giống vật nuôi: tạo đột biến nhân tạo ở động vật bậc thấp, không áp dụng đối với động vật bậc cao.

Bài giải tiếp theo
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao các tia phóng xạ lại có khả năng gây đột biến?
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hóa chất lại gây ra đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến gen theo ý muốn?
Hãy trả lời các câu hỏi sau: Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao?
Bài 2 trang 98 SGK Sinh học 9


Bài học liên quan

Từ khóa