Bài 1 trang 101 SGK Sinh học 9

Giải bài 1 trang 101 SGK Sinh học 9. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.


Đề bài

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài → gây thoái hóa giống

Ví dụ: Ở gà thả nuôi trong vườn của hộ gia đình ở thôn quê do giao phối gần nên chỉ sau 1 → 2 năm thì chúng bị sinh trưởng và phát triển kém và dễ bị toi.

Bài giải tiếp theo
Hiện tượng thoái hóa tự do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?
Hãy trả lời câu hỏi sau: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?
Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Hãy trả lời câu hỏi sau: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?
Bài 2 trang 101 SGK Sinh học 9

Bài học bổ sung
Bài 1 trang 19 SGK Sinh học 9


Bài học liên quan