Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
“Ăn trông nồi” đề cập đến việc chúng ta ăn uống như thế nào cho đúng mực, hợp hoàn cảnh. Lúc ngồi trong bàn ăn với người nhỏ hơn, người bằng tuổi hay người lớn cũng đều phải nhìn xem mình đã ăn uống đúng cách hay chưa. Ăn quá nhiều, ăn hết phần của người khác, hoặc ăn mà không xem thử mọi người có đang dùng thức ăn hay không, đều là những cách ăn chưa phù hợp.
“Ngồi trông hướng” nhắc nhở chúng ta trong lúc ngồi ăn cần xem lại mình đang ngồi ở vị trí có phù hợp hay chưa, đặc biệt là khi có người lớn tuổi hơn. Không chỉ trong mâm ăn, mà những nơi khác như chốn đông người, trên các phương tiện công cộng, hay nơi làm việc,… đều cần tự nhắc mình về ý thức trong việc đi, đứng, ngồi tùy vào vị trí và vị thế của ta.
Giải thích thêm
- Trông: nhìn để nhận biết
- Nồi: đồ dùng để đun nấu thức ăn, làm bằng đất nung hay kim loại
- Hướng: một trong những phía chính của không gian