Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 17 Tháng mười hai, 2017

Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7

Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo) là tài liệu giáo án điện tử lớp 6 hay dành cho quý thầy cô tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Tin học 6 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

BÀI THỰC HÀNH 7: EM TẬP TRÌNH BÀY VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ văn bản chữ Việt và lưu trữ văn bản.

2. Kĩ năng:

  • Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ văn bản chữ Việt và lưu trữ văn bản.
  • Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

6A1:................................................................................................................

6A2:................................................................................................................

6A3:................................................................................................................

2. Kiểm tra bài cũ:

Lồng ghép trong nội dung bài thực hành.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (40’) Thực hành tạo văn bản mới

+ GV: Hướng dẫn HS thực hiện mẫu một bài.

+ GV: Đưa ra bài thơ đã chưa định dạng và bài thơ đã định dạng.

+ GV: Bài thơ đã định dạng được căn chỉnh như thế nào so với bài thơ chưa định dạng.

+ GV: Để căn giữa sử dụng nút lệnh nào Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)?

+ GV: Tiêu đề của bài thơ được định dạng như thế nào?

+ GV: Để in đậm tiêu đề ta chọn nút lệnh nào Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)?

+ GV: Tên tác giả có kiểu chữ như thế nào?

+ GV: Để in nghiêng tên tác giả ta chọn nút lệnh nào Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)?

+ GV: Kiểu căn lề của tên tác giả trong bài thơ.

+ GV: Để căn thẳng lề phải sử dụng nút lệnh nào Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)?

+ GV: Khoảng cách giữa các dòng thơ như thế nào?

+ GV: Sử dụng nút lệnh nào để tăng khoảng cách dòng Giáo án Tin học 6: Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản (Tiếp theo)?

+ GV: Cho HS nhắc lại các thao tác cần thực hiện.

+ GV: Có mấy cách khởi động phần mềm Microsoft word?

+ GV: Có mấy kiểu gõ Tiếng Việt thông dụng hiện nay?

+ GV: Đễ gõ được chữ Tiếng Việt ta sử dụng phần mềm nào?

+ GV: Phổ biến cho học sinh yêu cầu của bài tập thực hành.

* Bài tập: Khởi động phần mềm Microsoft Word 2003 và thực hiện các thao tác sau:

+ Bước 1: Gõ bài thơ tre xanh trong sách, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman hoặc VNI-Times.

+ Bước 2: Thực hiện định dạng đoạn văn theo yêu cầu.

* Yêu cầu:

- Thực hiện căn chỉnh lề như mẫu.

- Tiêu đề in đậm.

- Tên tác giả in nghiêng.

- Khoảng cách giữa các dòng thơ tăng lên.

- Khoảng cách giữa tiêu đề và bài thơ rộng hơn so với các dòng thơ.

+ GV: Cho học sinh thực hành trong 20 phút, GV quan sát học sinh thực hành, hướng dẫn giải đáp thắc mắc.

+ GV: Quan sát hướng dẫn và giúp đỡ cho các bạn HS yếu.

+ GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp.

+ GV: Củng cố các thao tác các em thực hiện còn yếu.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung bài.

+ HS: Chú ý quan sát thao tác thực hành để thực hiện.

+ HS: Quan sát chú ý, chuẩn bị trả lời các câu hỏi.

+ HS: Bài thơ đã định dạng được căn giữa so với bài thơ chưa được định dạng.

+ HS: Chọn nút lệnh thứ 2.

+ HS: Tiêu đề được in đậm.

+ HS: Chọn nút lệnh thứ 2.

+ HS: Tên tác giả được in nghiêng.

+ HS: Chọn nút lệnh thứ 1.

+ HS: Căn thẳng lề phải.

+ HS: Chọn nút lệnh thứ 3.

+ HS: Khoảng cách giữa các dòng thơ tăng lên.

+ HS: Chọn nút lệnh thứ 3.

+ HS: Nhắc lại theo nội dung yêu cầu của GV.

+ HS: Có hai cách:

1. Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.

2. Nháy nút Start, trỏ chuột vào All Programs và chọn Microsoft word.

+ HS: Kiểu TELEX và kiểu VNI.

+ HS: Khởi động Unikey.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe và thực hành trên máy.

+ HS: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm.

+ HS: Thực hiện điều chỉnh theo đúng yêu cầu của GV.

+ HS: Sử dụng công cụ định dạng thực hiện theo các yêu cầu.

+ HS: Quan sát mẫu và thực hiện.

+ HS: Sử dụng nút lệnh.

+ HS: Sử dụng nút lệnh.

+ HS: Sử dụng nút lệnh.

+ HS: Thực hiện theo đúng yêu cầu đưa ra.

+ HS: Tự thực hiện trên máy tính theo đúng yêu cầu đã được đưa ra, chỉnh sửa các lỗi gặp phải.

+ HS: Rèn luyện kĩ năng thực hành theo hướng dẫn của GV.

+ HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp.

+ HS: Rèn luyện lại các thao tác thực hiện còn yếu.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe.

2. Thực hành.

* Bài tập: Khởi động phần mềm Microsoft Word 2003 và thực hiện các thao tác sau:

+ Bước 1: Gõ bài thơ tre xanh trong sách, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman hoặc VNI-Times.

+ Bước 2: Thực hiện định dạng đoạn văn theo yêu cầu.

* Yêu cầu:

- Thực hiện căn chỉnh lề như mẫu.

- Tiêu đề in đậm.

- Tên tác giả in nghiêng.

- Khoảng cách giữa các dòng thơ tăng lên.

- Khoảng cách giữa tiêu đề và bài thơ rộng hơn so với các dòng thơ.

* Bài mẫu:

4. Củng cố: (3’)

  • Củng cố các thao tác định dạng.

5. Dặn dò: (1’)

  • Ôn lại các thao tác, xem trước nội dung bài tiếp theo.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

.................................................................................................................................................

17 Tháng mười hai, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!